Trận đấu nổi bật

madison-vs-irina-camelia
Mutua Madrid Open
Madison Keys
2
Irina-Camelia Begu
0
victoria-vs-tatjana
Mutua Madrid Open
Victoria Azarenka
2
Tatjana Maria
0
yoshihito-vs-felix
Mutua Madrid Open
Yoshihito Nishioka
1
Felix Auger-Aliassime
2
jelena-vs-jessica
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
naomi-vs-liudmila
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
1
Liudmila Samsonova
2
richard-vs-lorenzo
Mutua Madrid Open
Richard Gasquet
0
Lorenzo Sonego
2
coco-vs-arantxa
Mutua Madrid Open
Coco Gauff
2
Arantxa Rus
0
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
0
Rafael Nadal
2
iga-vs-xiyu
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
2
Xiyu Wang
0

Đăng cai Asiad 18-2019: Không đơn giản như tính toán

Tại buổi họp báo vừa được tổ chức cách đây 2 ngày, một số chi tiết liên quan đến bản đề án “siêu tiết kiệm” nhằm đăng cai Asiad 18 đã được tiết lộ. Những lý giải từ phía cơ quan thực hiện đề án (Ủy ban Olympic quốc gia - VOC) phần nào cho thấy bức tranh tài chính để Việt Nam có thể đăng cai sự kiện một cách khả thi. Tuy nhiên, kết thúc buổi họp báo, các vấn đề khúc mắc vẫn không có gì thay đổi khi các con số đưa ra chưa đủ sức thuyết phục.

150 triệu USD: nhiều hay ít?

Theo lý giải của ông Hoàng Vĩnh Giang, Phó Chủ tịch VOC, 80% cơ sở vật chất phục vụ thể thao đã sẵn có, chỉ phải xây mới 20% và số chi phí này được vận động từ nguồn xã hội hóa. Bên cạnh đó, trong cách tính của đề án, đã bao gồm các khoản ngân sách duyệt chi về hạ tầng theo quy hoạch của thủ đô Hà Nội từ năm 2010 đến 2020 và trên cơ sở đó, phía đề án “ăn theo” quy hoạch chung, coi như đó là phần “đã đầu tư” rồi, không phải tốn thêm tiền. Riêng với các địa phương, nếu đem chia đều cho 7 năm thì số chi phí không lớn, hơn nữa chủ yếu là tu sửa chứ không xây mới.

Ví dụ như xây đường đua lòng chảo kết hợp với khách sạn 5 sao đã nằm trong quy hoạch chung của Khu liên hợp Mỹ Đình được phê duyệt hơn chục năm trước nên không tính vào đầu tư cho Asiad 18 bởi… “có hay không có Asiad thì cũng phải xây!”. Tương tự là trường hợp của Khu liên hợp Rạch Chiếc ở TPHCM. Tóm lại, 150 triệu USD là nguồn chi trực tiếp cho hoạt động tổ chức sự kiện và con số này, theo đánh giá của đại diện Bộ VH-TT-DL “có thể là ít nếu tổ chức thành công”. Nói nôm na là đã quảng bá hình ảnh Việt Nam một cách miễn phí mà hiệu quả.

Những cách lý giải nói trên đương nhiên là có cơ sở và phần nào giải thích được lý do tại sao đề án “siêu tiết kiệm” 150 triệu USD lại thuyết phục OCA.

Đăng cai Asiad 18-2019: Không đơn giản như tính toán - 1

Nhiều khó khăn

Tất cả chỉ là dự kiến

Về nguyên tắc, khi quyết định giao quyền đăng cai các sự kiện thì người ta vẫn dựa trên những cam kết trong tương lai chứ không nhìn vào thực tế. Tuy nhiên, dù là cam kết cũng phải bảo đảm những quy định tối thiểu cho một sự kiện ở tầm vóc như Asiad.

Theo cách tính thông thường, tổng ngân sách của một kỳ đại hội từ quy mô Asiad trở lên, bao gồm 3 phần chính. Nặng nhất là hạ tầng (giao thông, viễn thông, lưu trú), chiếm 70%, kế đến là cơ sở vật chất thi đấu chiếm 10% - 15% và ngân sách tổ chức sự kiện (5% - 10% tùy theo mục tiêu đi kèm). Với cách tính phổ biến này, có thể hình dung tổng ngân sách chi cho Asiad 18 dự kiến sẽ vào khoảng 2 tỷ USD.

Bài học chung tại Quảng Châu 2010, Busan 2002, Bangkok 1998 hay sắp đến là Incheon 2014 thì con số kết thúc thường cao hơn nhiều lần so với dự toán. Lý do: khi lập đề án thường dựa trên quy hoạch hiện tại, trên những thứ đã có sẵn nhưng đến khi tổ chức, mọi thứ đều thay đổi nhưng yêu cầu vẫn không thay đổi, thậm chí còn có thể ở điều kiện cao hơn.

Ví dụ, hiện tại có 5 khách sạn 5 sao, dự kiến sẽ có 10 khách sạn trong 7 năm tới nhưng nếu kinh tế khó khăn, sẽ không đủ 10 mà chỉ có 7 - 8 khách sạn thì đương nhiên, phải tìm cách xây cho đủ, chưa kể các khách sạn có sẵn xuống cấp. Hoặc như các con đường giao thông phục vụ riêng cho Asiad hiện nay đúng chuẩn nhưng 7 năm tới xuống cấp thì buộc phải tu sửa. Trường hợp này đã xảy ra tại London 2012 khi đến tận phút cuối mới hoàn tất việc nâng cấp xa lộ chính nối sân bay chính về trung tâm London để bảo đảm tiêu chuẩn của IOC.

Theo cách tính của các nhà lập đề án, quy hoạch chung của TP Hà Nội đủ để bảo đảm các tiêu chuẩn đăng cai. Tuy nhiên, không ít các đầu tư trong quy hoạch được tiến hành theo phương thức xã hội hóa (như trường hợp của trường đua lòng chảo). Điều này cũng đồng nghĩa, nếu việc xã hội hóa không như kỳ vọng, vẫn phải lấy ngân sách TP hoặc của Chính phủ bù vào để bảo đảm các tiêu chuẩn của 7 năm sau. Đây là vấn đề làm nảy sinh nhiều ý kiến phản biện dựa trên tình hình kinh tế khó khăn hiện tại, rất khó thu hút đầu tư xã hội. Bài học cụ thể của Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình kể từ sau SEA Games 2003 hoặc đề án hơn chục năm còn nằm trên giấy của Khu liên hợp Rạch Chiếc - TPHCM đến nay là khá rõ
                                
“Con gà và quả trứng”

Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, ông Vương Bích Thắng, nhận định, đăng cai Asiad còn là dịp để phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất cho thể thao và người hưởng lợi chính là người dân.

Đây là lý thuyết của bất kỳ đề án đăng cai nào. Trên thực tế, muốn xây mới cái gì, quy mô thế nào, cũng phải dựa trên nhu cầu. Nhưng các nhu cầu ấy tại Việt Nam là chưa đủ để nghĩ về chuyện kế thừa hiệu quả cho Asiad 18. Cụ thể như trường đua lòng chảo kèm khách sạn 5 sao ở Khu liên hợp Mỹ Đình dự kiến sau Asiad sẽ tổ chức hoạt động kinh doanh cá cược thể thao nhằm giúp nhà đầu tư thu hồi vốn. Đây là câu chuyện “con gà và quả trứng” khi mà việc cá cược thể thao vẫn còn gây tranh cãi, chưa biết khi nào mới được phép thực hiện.

Như vậy có thể 7 năm sau, trường đua vẫn phải xây bằng ngân sách nhưng khách sạn 5 sao lại chưa chắc có nếu nhà đầu tư không tìm ra cách thu hồi vốn. Đây cũng là trở ngại lớn nhất của Khu liên hợp Rạch Chiếc tại TPHCM khi nhìn từ hiện tại, khó mà thấy nhu cầu cũng như hiệu quả trong tương lai. Cũng từ vấn đề hiệu quả này mà Bộ VH-TT-DL không tham gia vào việc tính toán cho đề án bởi trên lý thuyết, đây là hoạt động của TP Hà Nội, đơn vị xin đăng cai.


Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Linh - Y Phương (SGGP)
Việt Nam và chuyện đăng cai ASIAD 18 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN