Trận đấu nổi bật

coco-vs-marta
Dongfeng Voyah Wuhan Open
Coco Gauff
2
Marta Kostyuk
0
xinyu-vs-jessica
Dongfeng Voyah Wuhan Open
Xinyu Wang
2
Jessica Pegula
0
qinwen-vs-leylah
Dongfeng Voyah Wuhan Open
Qinwen Zheng
2
Leylah Fernandez
1
jannik-vs-daniil
Thượng Hải Masters
Jannik Sinner
2
Daniil Medvedev
0
carlos-vs-tomas
Thượng Hải Masters
Carlos Alcaraz
0
Tomas Machac
2

China Open: Số 1 ở Bắc Kinh

Bắc Kinh cũng chính là nơi Nadal đã từng lần đầu lên ngôi số 1 thế giới 5 năm trước.

Và lần này, Bắc Kinh cũng có thể trở thành nơi chứng kiến sự trở lại ngôi vị số 1 của Nadal. Chỉ có một điểm khác biệt: Nadal đã lấy ngôi vị số 1 từ tay Federer năm 2008, còn lần này, Djokovic sẽ phải trả lại cho Nadal.

Năm năm trước, Nadal lần đầu tiên lên ngôi số 1 thế giới cũng là sau khi anh làm nên một chuỗi các giải đấu kỳ diệu. Anh đánh bại Federer trong trận chung kết Roland Garros 2008 chỉ sau ba set đấu và thua cả thảy bốn game (một trong các tỉ số chênh lệch nhất trong lịch sử Grand Slam). Đến Wimbledon, anh truất ngôi của Federer - người đã năm năm liền trước đó vô địch giải đấu này (trong đó có hai lần thắng Nadal ở chung kết) - sau khi cả hai làm nên trận chung kết hay nhất trong lịch sử Grand Slam. Và sự tiếp nối vĩ đại cho hai chiến thắng ấy là việc Nadal giành tấm HCV Olympic Bắc Kinh sau khi anh đánh bại Gonzalez (Chile) trong trận chung kết.  

China Open: Số 1 ở Bắc Kinh - 1

5 năm trước Nadal lần đầu lên ngôi số 1 thế giới

Sự lên ngôi ấy đã chấm dứt quãng thời gian kéo dài tới ba năm "mai phục" ở vị trí số 2 (sau Federer). Nadal lần đầu đứng ở vị trí số 2 thế giới ngày 25-7-2005. Cuộc truất ngôi ấy cũng làm chấm dứt sự thống trị kéo dài gần năm năm của huyền thoại Federer (2-2004 đến 8-2008).

Nadal còn một lần nữa lên ngôi số 1 thế giới, khi anh giành chức vô địch Roland Garros - danh hiệu đầu tiên trong chuỗi vô địch ba Grand Slam liên tiếp trong năm 2010.

Nhưng không giống như lần bị mất ngôi số 1 thế giới trong năm 2009 vì chấn thương, ở lần thứ hai, sự xuất sắc của Djokovic là lý do quyết định. Nadal bị Djokovic đánh bại từ sân cứng cho tới sân đất nện ở các trận chung kết Masters 1000 diễn ra trước thềm Roland Garros 2011. Còn chức vô địch Roland Garros năm ấy được hậu thuẫn bởi một thực tế không thể chối bỏ: Federer đã đánh bại Djokovic ở bán kết, để vào chung kết và tiếp tục thất bại trước Nadal như mọi lần. Dẫu vậy, danh hiệu Roland Garros 2011 không đủ để Nadal giữ lại vị thứ vẫn được so sánh giống như ngôi Vua tennis nam.

Kết thúc một chu kỳ của Djokovic

Ngay cả khi Djokovic vẫn giữ được ngôi số 1 sau China Open, khả năng anh bị Nadal vượt qua trên bảng xếp hạng của ATP ở các giải sau đó vẫn lên tới 99,99%. Cho tới hết Australian Open 2014, việc Nadal sẽ vẫn không phải bảo vệ điểm số nào là lợi thế cực lớn.

Lần bị truất ngôi này của Djokovic không giống với lần anh bị Federer qua mặt cuối năm 2012. Nó sẽ là cột mốc đánh dấu kết thúc một chu kỳ thành công và thống trị tennis thế giới bằng việc giành 5 Grand Slam và ngự trị ở ngôi số 1 trong phần lớn quãng thời gian từ tháng 6-2011.

Ở thời điểm 2012, Federer với động lực là phá kỷ lục 286 tuần số 1 của Sampras và nhờ chỉ phải bảo vệ một số điểm khá khiêm tốn, chỉ cần thâu tóm các giải đấu nhỏ bên cạnh việc đăng quang ở Wimbledon, đã vượt qua Djokovic.

China Open: Số 1 ở Bắc Kinh - 2

Djokovic đi xuống rồi sẽ lại lên?

Đó cũng là giai đoạn Djokovic trượt chân trên con đường chinh phục đỉnh cao Olympic, thất bại trong việc bảo vệ ngôi vô địch ở Wimbledon, tuột danh hiệu US Open vào tay Andy Murray.

Nhưng, một thế-giới-không-Nadal đã không có ai hội tụ đủ hai yếu tố xuất sắc và ổn định để Djokovic bị đánh bật khỏi vị trí đó nhiều hơn 16 tuần.

Việc Djokovic tiếp tục đăng quang ở Australian Open 2013 (đánh bại Andy Murray) cho thấy anh vẫn là tay vợt xuất sắc nhất thế giới (không chỉ trên giấy tờ).

Rồi Djokovic thua ba set trong trận chung kết trước Andy Murray được nhìn nhận trên góc độ huyền diệu của tay vợt chủ nhà đã kết thúc 77 năm chờ đợi đúng vào ngày 7 tháng 7 cùng hàng loạt con số 7 khác nữa.

Ngay cả khi Djokovic thua Nadal ba trận liên tiếp trong năm 2012, nó vẫn chưa phải là những thất bại làm đổi thay hoàn toàn thế cục, bởi tất cả đều diễn ra trên mặt sân đất nện.

Nhưng giờ thì Djokovic đứng trước thời khắc phán xét thật sự: Anh không còn là người xuất sắc nhất thế giới tennis ở thời điểm hiện tại nữa.

Có thêm bốn trận đấu giữa họ trong năm 2013, để Nadal thắng ba và chỉ thua một tại Monte Carlo, trong đó có hai chiến thắng ở Grand Slam, chính thức khẳng định sự khác biệt (dù là mong manh) giữa hai tay vợt đã có số trận đối đầu lên tới 37 (một kỷ lục).

Vĩ thanh

Đến Bắc Kinh thay vì tham dự một ATP 500 khác - Japan Open - như ba năm trước dù đã được lên kế hoạch từ tháng Sáu, hoặc có thể vì ở đó người ta trả tiền ra sân cho anh một khoản lớn hơn so với Nhật Bản trả, nhưng sự trùng lặp ở địa điểm lên ngôi (nếu xảy ra) là sự tưởng thưởng xứng đáng dành cho ý chí và nỗ lực phi thường của Nadal - người cách nay tám tháng vẫn còn chưa biết tương lai sự nghiệp của mình sẽ ra sao vì chấn thương đầu gối.

Nó có thể cũng mang đến cho Nadal một cảm xúc đặc biệt, nhất là khi anh không hề giấu giếm sở thích (hay thói quen) được thấy các hành động lặp đi lặp lại trên sân đấu như một quy trình (dùng hai chai nước, hai chiếc khăn, bước chân phải trước, mang theo tám cây vợt, luôn đi ra từ đường hầm với cây vợt trên tay...).

Như thế, có thể trông đợi Nadal đã chuẩn bị tương đối kỹ lưỡng cho China Open, thay vì trong vai của một diễn viên đi biểu diễn kiếm tiền ra sân như bao năm qua anh vẫn đối xử với tennis châu Á do cách chuẩn bị thể lực cho từng mùa giải với đặc điểm là luôn như cái xác không hồn kể từ sau US Open.  

China Open: Số 1 ở Bắc Kinh - 3

NHM Nadal đang chờ đợi Nadal sẽ tiếp tục chiến đấu sau US Open

Thật khó tin, nhưng là sự thật, rằng Nadal đã chỉ giành đúng một danh hiệu vô địch kể từ năm 2006 trong những lần tham dự các giải đấu diễn ra sau US Open - Grand Slam cuối cùng trong năm.

Lần duy nhất Nadal ngôi ấy là Tokyo 2010, năm mà Nadal đã lần đầu tiên trong sự nghiệp (và duy nhất cho tới nay) anh vô địch ba trong số bốn Grand Slam trong năm.

Trước một Nadal như thế, và cả viễn cảnh bị mất ngôi số 1, Djokovic sẽ không buông thả.

Kết thúc một chu kỳ thành công không có nghĩa rằng Djokovic đã bị Nadal bỏ xa một khoảng cách lớn. Một người buộc Nadal phải đánh năm set ở Roland Garros, đã chơi cực hay trong set hai và gần hết set ba khi họ gặp lại nhau trận chung kết US Open, thì có thể trở lại bất cứ lúc nào.

Có một điều chắc chắn, nếu mai này Nadal đánh mất ngôi số 1 mà anh chuẩn bị giành lại được, nó cũng sẽ chỉ thuộc về Djokovic!

Điểm số sau từng vòng đấu của Djokovic và Nadal ở China Open:

China Open: Số 1 ở Bắc Kinh - 4

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN