Bóng ma Doping rình rập (*): Ai thiệt, thiệt ai?

Việc 2 thành viên đội tuyển điền kinh dự SEA Games 31 có kết quả dương tính với chất cấm vẫn chỉ dừng lại ở thông tin hành lang, chưa có bất cứ văn bản chính thức nào từ cơ quan có thẩm quyền

Câu chuyện được đẩy lên thành cao trào khi đội dự tuyển điền kinh quốc gia với 21 thành viên vừa kết thúc chuyến tập huấn 2 tuần tại Thái Lan và có người đồn đoán 2 VĐV dương tính với doping có mặt trong nhóm này. Một VĐV khi trao đổi với chúng tôi đã bày tỏ sự phẫn nộ khi những thông tin dạng kể trên tạo nên mối nghi kỵ giữa các thành viên, chẳng ai còn có thể tin tưởng nhau.

Cho đến thời điểm này, người đứng đầu đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 31, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao Trần Đức Phấn khẳng định: "Chưa nhận được văn bản chính thức của Tổ chức Phòng chống doping quốc tế (WADA), nên không thể thông báo cụ thể về các mẫu thử kiểm tra doping tại SEA Games 31, cũng như chưa đưa ra thông tin nào về việc có tuyển thủ quốc gia có mẫu thử dương tính với doping".

Dư luận đang hướng “nghi vấn doping” vào các tuyển thủ điền kinh vừa tập huấn tại Thái Lan trở về. (Ảnh: TRẦN NHẬT)

Dư luận đang hướng “nghi vấn doping” vào các tuyển thủ điền kinh vừa tập huấn tại Thái Lan trở về. (Ảnh: TRẦN NHẬT)

Rõ ràng, việc xác định VĐV nào sử dụng chất cấm tại SEA Games 31 và bị phát hiện vẫn còn nằm trong vòng nghi vấn dù chắc chắn họ sẽ phải làm giải trình về lý do sử dụng chất cấm rồi chờ công bố mức án phạt, cụ thể là phạt tiền, cấm thi đấu đồng thời bị tước bỏ thành tích. Liên đoàn quốc gia của bộ môn có VĐV liên quan cũng sẽ bị phạt tiền, thậm chí bị cấm tham dự các giải đấu quốc tế trong khoảng thời gian cụ thể.

Điểm chung của những vụ doping nổi tiếng của làng thể thao Việt Nam là đội ngũ quản lý (trung tâm thể dục thể thao, bộ môn, liên đoàn, HLV) đều có cảnh báo và luôn nhắc nhở VĐV “phải giữ mình”; thế nhưng, người trong cuộc thường “vô ý sử dụng thuốc, sử dụng thuốc không theo chỉ định của các bác sĩ”.

Nhiều ý kiến cho rằng VĐV thể thao Việt Nam hiện nay thiếu kiến thức, kém hiểu biết về doping, kể cả lực lượng HLV, các nhà quản lý thể thao thành tích cao. Nhận xét này khá phiến diện nếu nhìn vào "bản đồ doping" ở thể thao Việt Nam hiện trải rộng đến rất nhiều bộ môn, từ chỗ tưởng chừng "vô nhiễm" như thể dục dụng cụ, bắn súng, bắn cung cho đến những môn đòi hỏi sức mạnh và sức bền thể lực như bóng đá, xe đạp, đua thuyền, lặn, futsal, thể hình hay cử tạ.

Hiện nay, vì lý do thiếu kinh phí nên tất cả các môn thi đấu cấp quốc gia đều không thực hiện khâu kiểm tra doping. Được vào đội tuyển, các VĐV phải lo duy trì vị trí để bảo đảm nguồn thu nhập thường xuyên mà cách duy nhất là phấn đấu có thành tích quốc tế. Một VĐV đẳng cấp của TP HCM và nhiều địa phương hiện có thể kiếm được khoản thu nhập từ lương, thưởng từ 250 triệu đến trên 300 triệu đồng/năm nếu có HCV thế giới cộng thêm HCV ở các giải cấp toàn quốc.

Nguồn thu nhập khá lớn, bên cạnh đó là niềm đam mê thật sự đối với bộ môn mình yêu thích khiến VĐV có thể bất chấp tất cả, kể cả sử dụng doping, để đánh đổi thành tích. Ở một số bộ môn mà doping vẫn còn nằm ngoài tầm kiểm soát, không sử dụng thuốc hỗ trợ thì coi như chưa bước ra thi đấu đã bị loại từ "vòng gửi xe". Khi trở về nhà, những VĐV này phải hối hả đi thử máu, kiểm tra sức khỏe - chủ yếu là gan, thận - để lo "khắc phục hậu quả" của doping.

Nguồn: [Link nguồn]

6 VĐV Việt Nam nghi dương tính doping tại SEA Games: Có thể liên quan đến điền kinh và hoạt chất giảm cân

Tối 16/9, một số thông tin đề cập đến việc 6 vận động viên của Việt Nam có kết quả bất lợi với mẫu A (được hiểu là nghi dương tính) với doping trong giai đoạn thi đấu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ĐÔNG LINH ([Tên nguồn])
SEA Games 32 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN