ADB hiến kế nâng cao thu nhập cho Việt Nam

Đã từng đưa ra cảnh báo bẫy thu nhập trung bình dành cho các nền kinh tế châu Á, mới đây, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giới thiệu những kế giúp các nước trong khu vực nâng cao thu nhập.

Ngày 19/9, tại “Diễn đàn phát triển châu Á” Chủ tịch ADB - ông Takehiko Nakao đã thảo luận về các “kế sách” mà ADB đưa ra nhằm giúp các nước đạt mục tiêu chung tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập.

Ông Takehiko Nakao khẳng định, GDP Việt Nam và các nước châu Á sẽ cao hơn nếu thực hiện được 8 điểm sau: Đảm bảo được sự ổn định về kinh tế vĩ mô, phát triển sở hạ tầng, đầu tư cho giáo dục y tế, đầu tư cho con người, mở cửa cơ chế thương mại, có cơ chế quản trị tốt và sự đồng thuận của toàn xã hội, cũng như các nước phải có tầm nhìn chung.

Theo chủ tịch ADB, những quốc gia đã đạt được mức thu nhập trung bình cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao thu nhập; cần tăng năng suất lao động, chuyển giao công nghệ

Để thực hiện được 8 điểm này, các nước cần tập trung làm sao đảm bảo tính bền vững chính trị và quà trình phát triển của mình.

Thứ nhất, chủ tịch ADB khẳng định, ổn định kinh tế vĩ mô là nền tảng để có sự phát triển và thịnh vượng. Do đó, muốn ổn định, các quốc gia, trong đó có Việt Nam cần nâng cao các chính sách tài khóa và tiền tệ.

Thứ hai, khu vực châu Á phải chú ý phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông và năng lượng - 2 lĩnh vực hàng đầu cần được quan tâm sâu sắc. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy tăng năng suất.

Ông Takehiko Nakao cho rằng, các nước châu Á cần tới 750 tỷ USD tính đến năm 2020 để đầu tư cho phát triển hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải và năng lượng.

Chủ tịch ADB đưa ra ví dụ, những quốc gia với tỷ lệ đầu tư cao vào cơ sở hạ tầng như Nhật Bản, Hàn Quốc… thường có xu hướng phát triển bền vững và thành công hơn. Chính cơ sở hạ tầng kém làm các quốc gia khác không khai thác được khả năng của mình.

Bên cạnh đó, vấn đề cơ sở hạ tầng xuyên biên giới cũng rất quan trọng. Do đó các mà các nước trong khuc vực cần phải liên kết nhiều hơn.

Điểm thứ ba, các nước phải tập trung đầu tư giúp người dân có khả năng tiếp cận được với các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, việc làm…, không chỉ từ các nguồn lực trong nước mà cả của nước ngoài.

Thứ tư, cơ chế thương mại mở cũng là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng, giúp nền kinh tế tận dụng các lợi thế cạnh tranh, từ đó tiếp cận đc với thị trường toàn cầu. Không nền kinh tế nào phát triển được nếu đóng cửa, các quốc gia phải tận dụng được thị trường này.

Điểm thứ năm là quản trị tốt. Theo vị chủ tịch ADB, nếu không có quản trị tốt sẽ không tập trung được năng lực sáng tạo vào những hoạt động cần thiết nhất, nhất là để tăng năng suất. Nói tổng quát hơn về quản trị, khoảng cách quốc gia đang phát triển và quốc gia tiên tiến của châu Á còn chênh lệch lớn.

Do vậy, các dịch vụ công, thu thuế cần tăng cường sự tham gia của công dân. Ngoài ra, quản trị tốt còn phải được thực hiện thông qua các chương trình hoạch định và thực hiện chính sách.

Điểm thứ sáu, các thành phần xã hội cần phải tham gia tích cực các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội. 80% dân số châu Á hiện nay đang sống ở quốc gia mà sự bất bình đẳng có xu hướng gia tăng, cản trở hành động giảm nghèo, tạo ra căng thẳng về xã hội và ảnh hưởng xấu đến việc tăng trưởng.

Thứ bảy, Chính phủ các nước cần có tầm nhìn chiến lược để có tương lai tươi sáng hơn. Chính phủ có trách nhiệm đặt ra chính sách để tư nhân hóa các khoản đầu tư, thu hút sự tham gia của tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế. Chính phủ phải tạo ra môi trường phù hợp, chiến lược phải linh hoạt và tạo ra sự gắn kết.

Điểm thứ tám là các nước phải có tầm nhìn chung để đạt được các mục tiêu chung.

Chủ tịch ADB cho biết sẽ hỗ trợ chương trình 8 điểm thông qua các khoản cấp vốn, tăng cường chia sẻ thông tin, đối thoại chính sách, tăng cường kết nối hội nhập khu vực.

Ngoài ra ông Takehiko Nakao còn gợi ý việc tránh bẫy thu nhập trung bình cần chuyển đổi nền kinh tế sử dụng nhiều lao động sang nền kinh tế sử dụng lao động chất lượng cao, đồng thời xây dựng khung thể chế cho nền kinh tế. Tăng cường để ý vai trò của khu vực tư nhân trong quá trình phát triển kinh tế.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Nhung ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN