Xử lý tổn thương khi chơi thể thao
Chơi thể thao, một biện pháp giúp tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình luyện tập, hẳn không ít lần bạn gặp các sự cố như chấn thương gân, xương, khớp hay ít nhất là trầy xước trên da. Liệu lúc đó bạn đều biết cách xử lý vết thương để không lưu lại những di chứng về sau?
Những chấn thương trong khi tập luyện thể thao có thể là kết quả từ những quá trình tập luyện sai, hoặc do những trang thiết bị tập luyện không thích hợp. Tuy nhiên, cũng không loại trừ những nguyên nhân khách quan khiến bạn bị va chạm, té ngã gây trầy xước. Một số chấn thương phổ biến khi tập luyện thể thao có thể kể đến như bong gân, chấn thương đầu gối, căng cơ, chấn thương gân gót, gãy xương trật khớp… Không phải ai chơi thể thao đều nắm rõ được những nguyên lý và cách điều trị chấn thương, tự xử lý vết thương, do đó, thông thường những chấn thương này đều trở nên nghiêm trọng và để lại di chứng về sau. Những vết trầy xước ở da do va chạm, té ngã… dù không đau đớn hay để lại những di chứng nghiêm trọng như những chấn thương kể trên nhưng nếu không biết cách xử lý cũng sẽ khiến chúng bị nhiễm trùng hay hình thành nên những vết sẹo mất thẩm mỹ.
Khi bị ngã, va chạm gây các vết trầy xước trên da, đặc biệt là ở vùng mặt rất dễ bị nhiễm trùng, lở loét... hoặc để lại dấu vết mất thẩm mỹ trên da như: vết thâm, vết trắng, vết loang lổ đen trắng, sẹo lồi, sẹo lõm... Vì vậy, vấn đề điều trị đúng cách trở nên hết sức cần thiết và người chơi thể thao cần phải trang bị những kiến thức căn bản này. Bạn cần ý thức trong việc chăm sóc vết thương ngay sau khi bị tổn thương da. Lúc ấy, việc đầu tiên là bạn nên rửa nhẹ nhàng bằng nước muối loãng, tuyệt đối không bôi, đắp bất cứ thứ gì lên vết thương và không chà xát làm xây xước tăng lên. Phải đến các cơ sở y tế nếu thấy tổn thương nặng.
Đối vết thương nhẹ như trầy xước, rớm máu, bong trốc mất một lớp da nông, đau rát nhẹ thì nên bôi fobancort hoặc pesancort 1 lần/ngày trong 7 ngày và cần phải uống thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng.
Với vết thương nặng, lõm sâu, nền sưng nề, có quầng đỏ lan rộng ra xung quanh và có thể có tiết dịch lẫn mủ, máu...; việc đầu tiên là cũng cần rửa nhẹ bằng nước muối loãng ngày hai lần. Sau đó, bôi fobancort hoặc pesancort trong 15-20 ngày, bôi kéo dài cho đến khi khỏi. Trong trường hợp cần thiết thì phải tiêm kháng sinh liều cao dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Kèm theo nên uống một trong các thuốc kháng.
Nhưng dù vết thương nhẹ hay nặng thì chắc chắn rằng nó đều là nguyên nhân hình thành nên sẹo. Vấn đề là bạn có biết cách để ngăn ngừa sẹo thâm và cách làm mờ sẹo hiệu quả hay không mà thôi! Để tránh để lại vết thâm hoặc sẹo thì song song với việc điều trị như trên có thể sử dụng thuốc trị sẹo Hiruscar. Tác dụng hiệp lực của MPS và Allium Cepa có trong loại thuốc này sẽ giúp thấm sâu vào trong da, điều chỉnh việc tái tạo collagen giúp làm mềm mô sẹo. Ngoài ra, với thành phần tự nhiên như Aloe Vera, Vitamin E, Vitamin B3, giúp giữ ẩm, bảo vệ sẹo khỏi tia cực tím, làm cho màu của mô da sáng hơn.
Bạn cần lưu ý rằng không nên bôi trực tiếp nghệ tươi lên da trầy xước vì có thể gây bỏng da do các acid có trong nghệ. Khi bị bỏng da thì vết thương sẽ phồng rộp lên, đau rát nhiều làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, tuyệt đối không được đắp thuốc lá lên chỗ bị thương vì có thể gây nhiễm trùng vết thương, từ không có sẹo trở thành có sẹo.
Dù đơn giản nhưng không phải ai cũng có ý thức trang bị những kiến thức xử lý tổn thương da khi bị trầy xước hay té ngã. Những bước đơn giản trên sẽ giúp bạn vẫn giữ gìn được làn da không tì vết dù phải thường xuyên vận động và va chạm.