Xông thuốc mũi họng hỗ trợ điều trị COVID-19 thế nào cho đúng?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Xông hơi mũi họng bằng thuốc YHCT là một phương pháp đơn giản, rẻ tiền, tiện lợi để phòng ngừa và điều trị COVID-19.

COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do SARS – CoV - 2 gây ra. Căn bệnh này rất dễ lây và đã nhanh chóng lan ra khắp thế giới trong khoảng thời gian ngắn. 

Các triệu chứng phổ biến của nhiễm COVID-19 là ho, sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, đau họng, thay đổi vị giác, khứu giác. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây hội chứng suy hô hấp.

Hiện nay, các kiến thức y khoa liên quan đến triệu chứng lâm sàng và điều trị COVID-19 vẫn chưa được đầy đủ. Các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh COVID-19 hiện vẫn đang được nghiên cứu khẩn cấp.

Xông hơi trị liệu là phương pháp dùng hơi nước nóng tác động lên bề mặt cơ thể làm giãn nở lỗ chân lông. Phương pháp xông hơi được áp dụng từ lâu đời, ở khắp các quốc gia trên thế giới. 

Các phương pháp xông hơi thường được áp dụng là xông hơi toàn thân hoặc xông hơi từng vùng cơ thể.

Xông hơi mũi họng là một trong những phương pháp điều trị truyền thống được sử dụng rộng rãi để làm dịu và thông đường mũi, giảm các triệu chứng của đường hô hấp. 

Bằng việc hít hơi nước, không khí được làm ẩm và ấm có tác dụng làm lỏng chất nhầy trong mũi, họng và phổi, giảm kích ứng đường hô hấp, làm sạch đường mũi và giảm viêm niêm mạc trên đường thở hoặc ức chế sự nhân lên của virus vì nhiệt của hơi nước.

Xông hơi mũi họng hỗ trợ điều trị COVID-19.

Xông hơi mũi họng hỗ trợ điều trị COVID-19.

Thay vì dùng hơi nước đơn thuần, Y học cổ truyền sử dụng phương pháp xông hơi bằng thảo dược (gọi là xông thuốc YHCT).

Xông thuốc YHCT ngoài tác dụng của hơi nước còn thêm tác dụng của các vị thuốc. Các vị thuốc thường được dùng để xông là các thuốc có tinh dầu, có tác dụng hạ sốt và sát khuẩn đường hô hấp như lá tre, lá bưởi, chanh, sả, bạc hà....

Xông hơi mũi họng bằng thuốc YHCT là một phương pháp điều trị rẻ tiền và dễ sử dụng.

1. Những lợi ích của xông thuốc YHCT

Xông hơi trị liệu gây phản ứng được gọi là "cơn sốt nhân tạo". Sốt kích thích hệ thống miễn dịch, tăng sản xuất bạch cầu, tăng sản xuất interferon - một protein chống virus. 

Mayo Clinic, Wakim và đồng nghiệp (1959) đã trích dẫn những phát hiện cho thấy rằng số lượng tế bào bạch cầu trong máu tăng trung bình 58% do cơn sốt giả tạo gây ra. Sốt làm chậm sự phát triển của sinh vật xâm nhập bằng cách tạo ra một môi trường khắc nghiệt. Ví dụ: 40°C tốc độ tăng trưởng của virus bại liệt giảm 250 lần. Ở 41°C, phế cầu - một loại vi khuẩn gây viêm phổi bị chết. Ở vùng bị nhiễm sốt rét, tế bào ung thư di căn bị phá hủy ở nhiệt độ 41 - 43°C.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, nhiệt độ và độ ẩm cao (nhiệt độ trên 40°C và độ ẩm trên 95%) làm ức chế khả năng nhân lên của SARS – CoV – 2 trên các tế bào biểu mô đường hô hấp. Xông hơi có nhiệt độ khoảng 70°C nên ức chế sự nhân lên của virus.

Xông hơi mũi họng giúp tăng độ ẩm trong niêm mạc mũi và giảm giải phóng histamine làm giảm phản ứng dị ứng. Ngoài ra, hơi nước cũng làm ổn định niêm mạc mũi do đó giảm sản xuất chất nhờn và tính thấm thành mạch. Hơn nữa, hơi nước hít vào ngăn ngừa ngứa mũi, hắt hơi và tắc mũi.

Xông hơi còn làm tăng tốc độ các quá trình hóa học trong cơ thể, tăng lưu thông dòng máu, tác dụng kích thích hệ thống tim mạch. Điều này làm tăng tuần hoàn máu. Hơi nước hít vào giúp giải phóng endorphin trong cơ thể giúp con người giảm căng thẳng và tạo điều kiện tốt cho giấc ngủ.

Xông hơi bằng thuốc YHCT ngoài tác dụng của hơi nước còn có tác dụng của dược liệu. Các dược liệu thường được chọn có tác dụng thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái, sát khuẩn hầu họng.

Những ai nên xông hơi bằng thuốc YHCT và ai không nên?

Chỉ định: Các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ đến trung bình của bệnh COVID-19.

Chống chỉ định: Những bệnh nhân có triệu chứng nặng thường kèm theo khó thở và cần thở máy hoặc thở oxy nên không thể thực hiện xông hơi.

Thận trọng: Trẻ em, người già yếu, có bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể…

Các loại dược liệu thường dùng trong xông hơi.

Các loại dược liệu thường dùng trong xông hơi.

2. Kỹ thuật xông hơi mũi họng bằng thuốc YHCT

Nguyên liệu: Hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô, tràm gió… hoặc có thể sử dụng tinh dầu của các dược liệu trên.

Liều dùng, cách dùng: Có thể dùng một loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại 200g - 400g. Nếu dùng dạng tinh dầu thì 2 – 4ml. Xông hơi bằng máy xông hoặc có thể đơn giản đun thuốc sôi và hít vào hơi thuốc.

Tư thế bệnh nhân: Ngồi, đầu và cổ che bằng khăn hoặc vải dày để hơi nước trực tiếp đi vào lỗ mũi. Hơi nước không được thoát ra khỏi vải hoặc khăn. Chỉ nên xông hơi tại chỗ vùng mũi họng, không xông toàn thân để tránh mất nước, điện giải, đặc biệt khi bệnh nhân sốt cao.

Thời gian: Mỗi lần xông khoảng 10 phút. Liệu trình xông 1 – 2 lần/ngày. Sau khi xông cần lau khô, giữ ấm và tránh gió. Lưu ý, trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng ngay. Trẻ em, người già yếu, có bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể... khi xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai tránh ngã.

Dưới tác động của nhiệt độ SARS-CoV-2 bị ức chế nhân lên.

Dưới tác động của nhiệt độ SARS-CoV-2 bị ức chế nhân lên.

3. Nguy cơ có thể xảy ra khi xông hơi mũi họng

Xông hơi mũi họng là một phương pháp điều trị an toàn, nhưng cũng có thể xảy ra một số tai biến nếu không cẩn thận:

Nguy cơ bị bỏng nếu tiếp xúc với nước nóng.Nguy cơ tổn thương biểu mô đường hô hấp khi xông quá nóng và trong thời gian dài.Nguy cơ bị sốc nhiệt khi trùm kín xông hơi nhiệt độ cao sau đó ra môi trường bên ngoài, đặc biệt là trong những ngày trời rét.

Trong giai đoạn tới, chúng ta cần có các nghiên cứu chuyên sâu ở quy mô lớn hơn để đánh giá hiệu quả của phương pháp này trong điều trị bệnh nhân COVID-19.

Nguồn: [Link nguồn]

6 bài tập phục hồi chức năng phổi cho người nhiễm COVID-19

Phục hồi chức năng phổi rất cần thiết ở người sau điều trị COVID-19. Bài tập này có thể sử dụng trong trường hợp mệt mỏi do làm việc liên tục kéo dài, suy giảm chức...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà - Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN