Vì sao bệnh sởi đang gia tăng chóng mặt tại TP.HCM và Hà Nội?

Sự kiện: Dịch sởi

Hiện nay số ca mắc tại một số địa phương tăng đột biến, có nơi tăng hơn 10 lần, điển hình như Hà Nội và TP.HCM.

Số ca mắc bệnh sởi đang gia tăng tại một số tỉnh, thành miền Nam và miền Bắc. Dự báo, số ca mắc có thể tiếp tục ghi nhận trong thời gian tới.

Trước tình hình này, ngày 20/2, ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã lý giải nguyên nhân số ca mắc sởi tăng đột biến và khuyến cáo người dân cách dự phòng.

Vì sao bệnh sởi đang gia tăng chóng mặt tại TP.HCM và Hà Nội? - 1

Số ca mắc tại một số địa phương tăng đột biến, có nơi tăng hơn 10 lần.

Theo ông Đặng Quang Tấn, tính từ đầu năm 2019 đến nay, toàn quốc ghi nhận 429 trường hợp mắc sởi dương tính trong tổng số 5.246 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, không có trường hợp tử vong.

Hiện, cả nước đã có 43 tỉnh, thành ghi nhận rải rác các trường hợp mắc sởi. Các tỉnh, thành có số mắc cao như: Hà Nội, TP HCM, Bình Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Cà Mau, Điện Biên, Yên Bái.

Tuy nhiên, so sánh số ca mắc với thế giới, số ca mắc sởi ở nước ta thấp hơn so với thế giới, đặc biệt, số ca mắc ghi nhận tại thời điểm này vẫn thấp hơn so với số ca mắc trung bình 5 năm gần đây, trừ thời điểm đỉnh dịch năm 2014.

Hiện nay số ca mắc tại một số địa phương tăng đột biến, có nơi tăng hơn 10 lần, điển hình như Hà Nội. Ông Đặng Quang Tấn cho biết, theo thống kê cùng kỳ này năm ngoái, Hà Nội ghi nhận khoảng 20 ca bệnh, hiện nay ghi nhận 192 ca mắc.

Nguyên nhân do tỷ lệ dân di cư từ các địa phương khác về Thủ đô tăng cao, số trẻ này rất khó kiểm soát và quản lý cả về tiêm chủng.

Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho thấy, hầu hết trẻ mắc bệnh sởi đều không được tiêm vaccine phòng bệnh sởi hoặc không rõ về tình trạng tiêm chủng (chiếm hơn 95%), chủ yếu ca mắc ở trẻ dưới 5 tuổi. Chỉ có 1,3% trẻ đã được tiêm chủng đầy đủ nhưng vẫn mắc sởi.

Ngoài ra, hiện nay do bệnh sởi đang ghi nhận tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á, nên sự giao lưu giữa các quốc gia có thể khiến bệnh lây lan rộng nếu cộng đồng chưa có kháng thể (không được tiêm vaccine phòng bệnh) vì bệnh sởi lây qua đường hô hấp, rất dễ lây.

Trên thực tế, trẻ tiêm vaccine phòng sởi rồi mà vẫn mắc bệnh, trẻ dưới 9 tháng tuổi (chưa đến tuổi tiêm vaccine sởi) đã mắc bệnh. Nguyên nhân do bệnh sởi có thể ghi nhận ở mọi lứa tuổi như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người trưởng thành…

Ở phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi là do chưa từng được tiêm vaccine sởi hoặc chưa từng mắc bệnh sởi.

Đối với trẻ dưới 9 tháng tuổi mà bị mắc bệnh là do không miễn dịch từ mẹ sang con nên dễ mắc bệnh.

Ông Đặng Quang Tấn lo ngại, với tình hình dịch bệnh như hiện nay, chúng ta không được chủ quan. Trước hết, phải làm tốt công tác cách ly bệnh nhân mắc sởi trong các cơ sở điều trị, phân luồng điều trị theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đối với những bệnh nhân nhẹ chỉ cần cách ly ở nhà, ăn uống đầy đủ dĩnh dưỡng là trẻ có thể bình phục, không nhất thiết phải đưa vào bệnh viện. Dự báo trong thời gian tới, dịch bệnh sởi có thể tiếp tục ghi nhận nhiều ca mới tại các tỉnh do trẻ không được tiêm chủng hoặc không tiêm đầy đủ, thời tiết mùa đông xuân cũng là điều kiện thuận lợi cho virus sởi lây truyền, người dân di chuyển biến động trong dịp tết tăng cao.

Hiện, dịch bệnh đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, nên nguy cơ lây lan và bùng phát dịch bệnh.

Bao giờ Hà Nội chấm dứt dịch sởi?

Sở Y tế Hà Nội cho biết, phải trong vòng một, hai tháng tới mới có thể chấm dứt được dịch sởi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Dịch sởi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN