Tử vong do ăn ốc biển: Bộ Y tế khuyến cáo không ăn ốc lạ

TS. Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo, một số loài ốc biển lạ có chứa các độc tố gây ngộ độc, có thể tử vong.

Trong thời gian gần đây, ở nhiều nơi đã ghi nhận một số vụ ngộ độc do ăn ốc biển làm thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người ăn.

Tử vong do ăn ốc biển: Bộ Y tế khuyến cáo không ăn ốc lạ - 1

4 loại ốc lạ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không ăn. (Ảnh: TS. Lâm Quốc Hùng).

Mới đây nhất ngày (5/1/2015) đã có 3 ngư dân tỉnh Thanh Hóa tử vong do ăn ốc biển trên thuyền khi đang đánh bắt thủy sản tại vùng biển tỉnh Hà Tĩnh.

Trước đó, tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa vào ngày 26/10/2014 một người tử vong do ăn ốc bùn bống; 1 người tử vong tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên vào ngày 23/11/2014 do ăn ốc biển lạ;   người tử vong tại xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận ngày 15/12/2014 do ăn ốc bùn răng cưa.

Theo TS. Lâm Quốc Hùng, một số loài ốc biển có chứa các độc tố gây ngộ độc. Có những loài ốc luôn luôn chứa chất độc gây ngộ độc cho người ăn nhưng có một số loài ốc biển bình thường không gây ngộ độc. Tuy nhiên, những loại này có thể “đột nhiên” trở nên độc (do chúng ăn phải các loài tảo độc và tích lũy trong cơ thể hoặc có khi không rõ nguyên nhân).

Độc tố trong ốc biển độc tùy từng loài, là độc tố vi tảo tích lũy trong các loài ốc mặt trăng, ốc đụn và ốc tram… và có thể có trong các sinh vật hai mảnh vỏ, một số loài cua, rạn.

Tetrodotoxin có trong ốc tù và, ốc hương Nhật Bản, ốc tù và gai miệng đỏ, ốc bùn, ốc ngọc và có trong một số loài cá nóc, mực đốm xanh hay con so biển...

Hai độc tố này đều thuộc loại độc tố thần kinh cực mạnh, có trọng lượng phân tử thấp, do cấu trúc hóa học khá đặc biệt nên độc tố không bị phân hủy, biến tính trong quá trình xử lý, chế biến kể cả ở nhiệt độ cao. Độc tố vẫn tồn tại và gây ra độc trong thức ăn đã được chế biến, xào nấu hay đóng hộp và cấp đông.

Sau khi ăn phải thức ăn được chế biến từ ốc biển có chứa độc tố, triệu chứng ngộ độc cấp tính xảy ra trong vòng 20 phút đến 3 giờ.

Bệnh nhân suy hô hấp cấp, truy tim mạch và dẫn đến tử vong chỉ sau 30 phút hoặc 8 giờ nếu không được cấp cứu kịp thời.

Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, biện pháp cấp cứu, điều trị hữu hiệu nhất là kích thích cho bệnh nhân nôn (nôn càng sớm, càng nhiều càng tốt)…

TS. Lâm Quốc Hùng khuyến cáo, người dân không khai thác, đánh bắt, sử dụng, “thử nghiệm” các loại ốc biển nghi ngờ có độc, các loài ốc biển lạ, màu sắc sặc sỡ (ốc ma) để chế biến thành thức ăn.

Đối với các loại ốc biển khi sử dụng làm thức ăn đều phải sơ chế, chế biến bảo đảm an toàn: ngâm, thả vào môi trường để nước để kích thích đào thải hết căn bã, chất tiết trong ruột, tuyến bọt (nước muối nhạt, nước vôi nhạt, dấm ăn…); rửa sạch bằng nước sạch, để ráo nước, đun chín kỹ và ăn ngay sau khi chế biến. Tuyệt đối không ăn sống, ăn tái, không qua sơ chế, vệ sinh sạch sẽ.

Nếu sau khi ăn ốc biển có các triệu chứng như: Tê, rát bỏng ở môi và đầu lưỡi, đau đẩu, đau bụng, buồn nôn… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN