Truyền điện bằng phương pháp đột phá, 9 người bị liệt đi lại được

Sự kiện: Sống khỏe

Nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ NeuroRestore đã giúp 9 bệnh nhân bị liệt khôi phục chức năng của đôi chân nhờ một phương pháp kết hợp giữa kích thích điện và vật lý trị liệu cường độ cao.

Theo Science Alert, các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm đều bị liệt nghiêm trọng hoặc hoàn toàn do tủy sống bị tổn thương. Một cách ngoạn mục, tất cả họ đều cho thấy sự cải thiện ngay lập tức và tiếp tục cải thiện ngày một tốt hơn trong 5 tháng tiếp theo khi áp dụng phương pháp độc đáo mới.

Đó là thành quả của nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ NeuroRestore, dẫn đầu bởi nhà thần kinh học Claudia Kathe từ Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL). Công trình đột phá vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature.

Ảnh đồ họa mô tả các tế bào thần kinh được kích thích - Ảnh: NEURORESTORE

Ảnh đồ họa mô tả các tế bào thần kinh được kích thích - Ảnh: NEURORESTORE

Để bắt đầu, họ đã xác định chính xác các nhóm thần kinh cần được kích thích và thử nghiệm lên những con chuột.

Đó là các tế bào thần kinh điều phối việc đi lại được tìm thấy trong phần tủy sống chạy qua lưng dưới của chúng ta. Chấn thương tủy sống có thể làm gián đoạn chuỗi tín hiệu từ não, ngăn chúng ta đi lại ngay cả khi các tế bào thần kinh thắt lưng cụ thể này vẫn còn nguyên vẹn. Chúng vẫn ở đó, thực tế không hề mất khả năng điều khiển việc đi lại, chỉ đơn giản là "mất tín hiệu".

Một số nghiên cứu trước đây đã chứng minh kích thích điện của tủy sống có thể đảo ngược tình trạng tê liệt như vậy, nhưng điều này xảy ra như thế nào thì không rõ ràng.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ đã thử nghiệm một công nghệ gọi là kích thích điện ngoài màng cứng trong cả thử nghiệm trên chuột và thử nghiệm lâm sàng sau đó trên 9 bệnh nhân nói trên.

Tủy sống được kích thích bởi một chất dẫn truyền thần kinh được đưa vào nhờ phẫu thuật. TCác bệnh nhân cũng trải qua một quá trình phục hồi chức năng thần kinh chuyên sâu, hỗ trợ bằng robot.

Chỉ sau 5 tháng được can thiệp 4-5 lần mỗi tuần bằng phương pháp này, tất cả các tình nguyện viên sau đó đều có thể bước đi với sự hỗ trợ của khung tập đi.

Trước sự ngạc nhiên của các nhà nghiên cứu, những bệnh nhân được hồi phục thực sự cho thấy sự thay đổi về hoạt động thần kinh ở tủy sống thắt lưng khi đi bộ. Nhóm nghiên cứu tin rằng điều này là do hoạt động được tinh chỉnh của một tập hợp con cụ thể của các tế bào thần kinh cần thiết cho việc đi bộ.

Để lý giải, hóm nghiên cứu đã mô hình hóa quá trình này ở chuột và sử dụng sự kết hợp giữa giải trình tự RNA và phiên mã không gian - một kỹ thuật cho phép các nhà khoa học đo lường và lập bản đồ hoạt động của gien trong các mô cụ thể - để hiểu được tế bào nào đang làm gì.

Họ đã xác định được một quần thể các tế bào thần kinh chưa từng biết trước đây có thể tiếp quản nhiệm vụ của các tế bào ảnh hưởng sau một chấn thương, được tìm thấy trong lớp đệm trung gian của tủy sống thắt lưng.

Mô này, được tạo thành từ các tế bào có tên là tế bào thần kinh SCVsx2::Hoxa10, dường như không cần thiết để đi lại ở động vật khỏe mạnh, nhưng là một "của để dành" khi những cái đang dùng bị hư hỏng.

Đây chỉ là một thành phần của chuỗi tế bào nhận và gửi thông tin rất phức tạp, vì vậy vẫn còn rất nhiều điều cần được nghiên cứu. Tuy nhiên bấy nhiêu đủ để khẳng định cơ thể con người vẫn còn tiềm ẩn khả năng tự bù đắp và phục hồi, chỉ cần chúng ta tìm ra cách mở kho tàng đó.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát minh thiết bị chạy thận cứu sống hàng triệu bệnh nhân trên thế giới

Bác sĩ Willem Kolff được coi là cha đẻ của phương pháp lọc máu. Bác sĩ người Hà Lan này đã chế tạo máy lọc máu đầu tiên (thận nhân tạo) vào năm 1943.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN