Những thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe trong ngày Tết nhưng mọi người thường lãng quên

Vào ngày Tết, mọi người thường ăn nhiều giò chả, bánh chưng các loại thịt mà xem nhẹ các thực phẩm này.

BS. Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, vào dịp lễ Tết, những người nội trợ thường dự trữ các loại thức ăn giàu chất đạm để dùng như: giò chả, nem, lạp xườn, thịt các loại,...mà xem nhẹ các loại rau và hoa quả. Trong bữa ăn ngày Tết thì thức ăn cung cấp chất xơ chủ yếu là măng khô, vì vậy thiếu các loại vitamin cần thiết từ hoa quả tươi.

Do đó, mọi người đừng bỏ qua các món ăn cực kỳ tốt cho sức khỏe trong ngày tết.

Rau

Rau quả là nguồn cung cấp cho cơ thể các vitamin và muối khoáng để phòng chống các bệnh thiếu vi chất.

Rau quả là nguồn cung cấp cho cơ thể các vitamin và muối khoáng để phòng chống các bệnh thiếu vi chất.

Rau quả là nguồn cung cấp cho cơ thể các vitamin và muối khoáng để phòng chống các bệnh thiếu vi chất. Rau, quả được sử dụng nhiều trong ngày Tết gồm: rau thơm (xà lách, húng láng, mùi, kinh giới, hành tươi, ớt, tỏi.... ) ngoài cung cấp các vitamin, khoáng, chất xơ chúng còn là những vị thuốc kháng sinh thực vật rất tốt, rau xanh (súp lơ, cần tây, tỏi tây, cà chua) và các loại quả (cam, chanh, quýt...) là nguồn vitamin C tốt.

Rau quả là nguồn cung cấp cho cơ thể các vitamin và muối khoáng để phòng chống các bệnh thiếu vi chất.

Rau sống với đa dạng các loại rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật.

Nhưng nếu rau sống không đảm bảo vệ sinh (tưới bón phân tươi, phân bắc hay phân chuồng chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng qui định...) thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người ăn dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hoá, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp tính và mạn tính.

Rau quả không được coi là thức ăn thời thượng nên xuất hiện ít hơn hoặc với tỷ lệ nhỏ hơn trong các buổi tiệc thừa thịt cá và ngay cả những bữa ăn ngày Tết.

Theo kết quả của Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm do Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thực hiện trong năm 2015 tiến hành trên toàn quốc, nước ta có 57,2% dân số trưởng thành ăn thiếu rau quả so với khuyến cáo của WHO (400g/ngày), trong đó nam giới ăn thiếu rau quả nhiều hơn nữ giới (63,1% so với 51,4%).

Để có được tình trạng sức khỏe tốt về cả thể chất lẫn tinh thần và phòng chống các rối loạn chuyển hóa, cần có bữa ăn cân đối hợp lý, tăng cường tiêu thụ rau xanh, quả chín, phối hợp nhiều loại (nhiều màu sắc) khác nhau để lấy được những gì tốt nhất từ thực phẩm.

Trái cây

Ngoài vitamin C, trái cây còn chứa nhiều chất khoáng có tính kiềm đặc biệt là Kali, Canxi, Magiê có vai trò quan trọng trong nhiều chức phận hoạt động của cơ thể và cần thiết để duy trì cân bằng kiềm toan.

Trái cây, rau quả còn cung cấp chất pectin, acid hữu cơ và chất xơ. Chất xenluloza của ngũ cốc và ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng điều hoà nhu động ruột chống táo bón đồng thời giúp đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể, để phòng chống tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.

Uống đủ nước

Nếu những ngày Tết vào thời tiết nóng bức, khi mọi người tụ tập chơi đùa, đi lại nhiều, ra mồ hôi nhiều hơn cần lưu ý uống nhiều nước nhất là nước quả tươi để bù lại nước và các chất điện giải cho cơ thể.

Người trưởng thành >=55 tuổi: 30ml/kg , tổng là khoảng gần 2 lít nước/ngày; Từ 19-30 tuổi hoạt động thể lực nặng: 40ml/kg, tổng là 2,5-3 lít nước/ngày; Từ 19-55 tuổi hoạt động thể lực trung bình: 35ml/kg, tổng là khoảng 2 lít nước/ngày; Còn với nhu cầu nước của trẻ vị thành niên: 40ml/kg cân nặng.

Riêng với trẻ nhỏ, do một số đặc điểm sinh lý khác biệt (như khả năng làm việc của thận chưa hoàn chỉnh, tỷ lệ nước cơ thể lớn hơn, không biết khát đòi uống...) nên nhu cầu nước của trẻ cũng cần được xác định riêng theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng là: 150ml/kg cân nặng/ngày (bao gồm cả sữa mẹ, sữa nước, nước quả, nước súp…).

Theo các bác sĩ, chúng ta cần ăn đa dạng thực phẩm và chia đều ra thành các bữa trong ngày. Ăn uống đa dạng là ăn thực phẩm từ tất cả các nhóm với tỷ lệ cân đối hàng ngày, đồng thời lựa chọn các thực phẩm đa dạng ngay trong một nhóm.

Nguồn: [Link nguồn]

Những nguyên tắc đơn giản để đảm bảo sức khỏe dịp lễ, Tết

Những ngày cuối năm, việc chìm trong các cuộc ăn uống, liên hoan nhậu nhẹt… rất dễ khiến bạn mất cân bằng dinh dưỡng....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sức khỏe ngày Tết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN