Những cấm kỵ khi uống sữa đậu nành

Uống sữa đậu nành cần phải chú ý đến những điều gì? Bạn phải biết đến những cấm kỵ lớn dưới đây

1. Uống sữa đậu nành với ăn trứng

Uống sữa đậu nành khi ăn trứng ốp la hoặc trứng luộc là thói quen ăn sáng của khá nhiều người. Sữa đậu nành giàu protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác, uống một mình thì có hiệu ứng bổ dưỡng cao, nhưng nếu uống cùng lúc với ăn trứng thì lại không tốt.

Những cấm kỵ khi uống sữa đậu nành - 1

Không nên uống sữa đậu nành cùng với ăn trứng

Trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

2. Tránh uống quá nhiều

Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.

3. Không dùng đường nâu

Axit hữu cơ trong đường nâu liên kết với protein trong sữa đậu nành có thể phá hủy các chất dinh dưỡng.

4. Không uống "chay", không uống khi đói

Nếu uống sữa đậu nành khi đói mà không ăn kèm với bất kỳ thực phẩm nào thì protein trong đậu nành sẽ phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

5. Tránh uống sữa chưa nấu chín

Sữa đậu nành chưa được nấu chín có chứa các chất độc hại, khi uống sẽ dẫn đến quá trình chuyển hóa chất đạm và gây ra các triệu chứng bất lợi cho cơ thể. Trong sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên khi uống vào sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.

Những cấm kỵ khi uống sữa đậu nành - 2

Uống sữa đậu nành chưa nấu chín dễ bị ngộ độc

Lưu ý: Chất saponin làm cho đậu nành có hiện tượng “sôi giả” (khi đun chưa sôi nhưng đậu nành đã sủi bọt), khiến cho nhiều người tưởng lầm là đậu nành đã sôi và chín. Khi đun sôi sữa cũng phải mở nắp. Sỡ dĩ làm như vậy là để các chất độc hại bốc hơi cùng với hơi nước ra ngoài.

6. Chứa sữa trong phích

Để giữ ấm sữa, một số người lưu trữ sữa trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Nhưng họ vô tình không biết rằng nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn sinh sôi có thể làm cho sữa bị ôi sau khoảng 3-4 giờ.

7. Chú ý bổ sung kẽm khi uống sữa đậu nành thường xuyên

Đậu nành chưa nấu chín có chứa một số chất không có lợi cho cơ thể như saponin hormone và lectin… Do đó, tốt nhất chỉ uống sữa đậu nành khi đã nấu chín như đã nói ở trên. Và những người uống sữa đậu nành thường xuyên nên bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm để tránh thiếu chất.

8. Một số bệnh không nên uống sữa đậu nành

Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành. Theo y học cổ truyền đậu nành có tính hàn, vì vậy những người thể chất kém, tinh thần mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh Gút nên tránh uống sữa đậu nành vì uống sẽ dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài. Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều… cũng không nên uống vì dễ làm cho các triệu chứng trên nặng thêm.

9. Không uống cùng kháng sinh

Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Phạm (Tri thức trẻ)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN