Nhiều người ung thư tự "giết" mình
Khi phát hiện có khối u chưa biết u lành, u ác nhiều người sợ động dao kéo và họ chọn cách đắp lá để tiêu u. Kết quả, bệnh nặng thêm, u to hơn và người bệnh suy kiệt.
Chị C. đang điều trị tại bệnh viện.
Bệnh nhân H.V.C., 43 tuổi, trú tại Ba Vì - Hà Nội đến Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội khám với khối u kích thước “khủng” ở cổ khiến mặt lệch hẳn sang một bên. Anh C. cho biết, cách đây 2 tháng, anh thấy cổ nổi cục to bằng đốt ngón tay nên đã tìm đến một thầy lang khá “nổi tiếng” tại địa phương và được cho điều trị bằng cách đắp lá.
Sau đó, u ngày càng phát triển rất nhanh, nổi hạch xung quanh thành một khối lớn, bầm tím. Đến khi thấy khó thở, nuốt vướng, khạc nhổ ra máu, anh C. mới đến Bệnh viện Đa khoa Ba Vì khám và được chuyển lên Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội.
Các xét nghiệm nội soi, chụp cắt lớp cho thấy, khối u dạng sùi chiếm toàn bộ hố amidan trái và sụn nắp gây hẹp khẩu kính hạ họng. Ngoài ra, có hạch trung thất, hạch thượng đòn hai bên với đường kính hạch lớn nhất lên đến hơn 10 cm. Kết quả chẩn đoán bệnh nhân mắc ung thư hạ họng di căn ở giai đoạn muộn.
Hay như bệnh nhân Sàn Sín C. 37 tuổi quê tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhập viện vào BV K trung ương với khối u “khủng” chiếm toàn bộ vú trái. Khối u đã trực vỡ, gây khó chịu cho chị C. trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chị đều phải giữ áo hoặc mặc đồ rộng để tránh sự cọ sát của khối u, cảm giác nó có thể vỡ bất kỳ lúc nào.
Chị C. kể 14 năm trước đây, chị phát hiện có khối u bên vú trái nhưng nó rất nhỏ và không đau đớn gì, 2 năm trở lại đây u to nhanh. Chị chủ quan không đi khám, nghe mọi người mách đến thầy lang có tiếng ở bản khác, chị làm theo, đến lấy lá và thuốc nam về uống.
Bác sĩ cho biết khối u chiếm toàn bộ vú trái, trực vỡ do bệnh nhân đắp lá lâu năm khiến tăng sinh mạch, chảy máu. Nếu bệnh nhân không phẫu thuật, hậu quả rất khó lường vì khối u có thể vỡ bất kỳ lúc nào, khi đó bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, chảy mủ hôi, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và sức khỏe. Vấn đề khó khăn với ekip phẫu thuật là phải xử trí cầm máu tốt và làm vạt tạo hình để đảm bảo thẩm mỹ cho bệnh nhân.
BS Nguyễn Nhật Tân khoa Ngoại vú cho biết việc sử dụng thuốc nam, đắp lá, tập pháp luân công, thực dưỡng, hay sử dụng sản phẩm chức năng ...... không phải là phương pháp khoa học có tác dụng điều trị ung thư. Việc tự ý điều trị sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc, tiền mất tật mang, khiến người bệnh bỏ lỡ “giai đoạn vàng” của việc điều trị, ung thư sẽ phát triển dẫn tới bệnh nặng hơn. Việc bỏ điều trị theo bác sĩ để về chữa theo cách truyền miệng dân gian rất nguy hiểm. Đây được xem là cách người bệnh tự “giết” mình.
Một trong những cách tốt nhất để giảm bớt tổn hại sức khỏe do ung thư là phát hiện sớm căn bệnh này và điều trị...