Người mắc COVID-19 cần làm gì khi bị khàn tiếng, mất giọng?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Bị COVID-19, giọng nói có thể bị yếu, bị hụt hơi hoặc khàn giọng, mất giọng.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, COVID-19 có thể gây đau họng, ho khó chịu và cảm giác chất nhầy đọng lại trong cổ họng. Do đó, người mắc COVID-19 cảm thấy cần phải hắng giọng thường xuyên.

Giọng nói của của người mắc COVID-19 có thể bị yếu, bị hụt hơi hoặc khàn giọng, đặc biệt nếu trước đó bạn được thở máy (đặt ống thở) trong bệnh viện.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Bệnh nhân có thể cảm thấy cổ họng/đường hô hấp trên nhạy cảm hơn với môi trường xung quanh so với trước khi bị bệnh.

Bệnh nhân có thể bị ho, cảm giác thắt cổ họng hoặc khó thở nếu bạn tiếp xúc với một mùi hương nồng. Nếu các triệu chứng của bạn không thuyên giảm theo thời gian, vui lòng tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Theo đó, Bộ Y tế đưa ra các lời khuyên để cải thiện các vấn đề của giọng nói:

- Cố gắng uống đủ nước. Nhấp nước thường xuyên, liên tục trong ngày để giữ cho dây thanh âm của bạn mềm mại, đảm bảo hoạt động của dây thanh âm.

- Đừng căng giọng, cao giọng hoặc la hét vì điều này có thể làm căng dây thanh quản của bạn. Đừng thì thầm vì điều này có thể làm trùng dây thanh quản của bạn làm giọng nói không bình thường.

- Xông hơi nước (trùm khăn lên đầu và hít vào với hơi nước từ bát nước sôi) trong 10 -15 phút có thể giúp cấp ẩm cho đường thanh âm.

- Trào ngược dạ dày dễ làm cho họng bị rát, khó chịu gây ảnh hưởng dây thanh âm, giọng nói thay đổi, vì vậy bạn nên tránh các loại thức ăn khó tiêu, tránh ăn khuya.

- Bỏ hút thuốc lá; không uống rượu.

- Sử dụng các cách giao tiếp khác, chẳng hạn như viết, nhắn tin hoặc sử dụng cử chỉ, nếu việc nói chuyện khó khăn hoặc không thoải mái.

Lời khuyên khi bị ho dai dẳng:

- Thử thở bằng mũi thay vì miệng để tránh kích thích niêm mạc họng, niêm mạc miệng gây ho.

- Thử ngậm đồ ngọt đun sôi (ít đường).

- Thử "Bài tập ngừng ho". Khi bạn cảm thấy muốn ho, hãy ngậm miệng và dùng tay che lại (LÀM DỊU cơn ho). Đồng thời, tự NUỐT cơn ho. DỪNG thở - tạm dừng. Khi bạn bắt đầu thở lại, hãy hít vào và thở ra bằng mũi một cách NHẸ NHÀNG.

- Nếu bạn bị ho về đêm do trào ngược dạ dày, hãy thử nằm nghiêng về một bên hoặc dùng gối kê cao đầu (cổ).

Nếu khàn tiếng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý hoặc khàn tiếng kèm theo khó nuốt, hay bị sặc khi ăn thì bạn nên khám chuyên khoa. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện nội soi hoạt nghiệm thanh quản để tìm ra nguyên nhân gây khàn giọng và có phương pháp điều trị trúng đích, hiệu quả.

Ngoài ra, khàn tiếng có thể là một dấu hiệu của ung thư thanh quản. Nếu triệu chứng khàn tiếng kéo dài sau khi khỏi COVID-19 hơn 3-4 tuần, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám, loại trừ nguy cơ ung thư thanh quản và có hướng điều trị phù hợp.

Nguồn: [Link nguồn]

Ai có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cao hơn?

Tái nhiễm là trường hợp người bệnh mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, sau đó lại nhiễm lại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo DIỆU THU ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN