Một ngày của nữ điều dưỡng trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19

Sự kiện: Sống khỏe

Trước thềm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), PV Báo Gia đình & Xã hội có dịp ghi lại toàn cảnh một ngày làm việc của các nữ điều dưỡng viên tại Khoa Virus - Ký sinh trùng (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Hà Nội).

Chị Đỗ Thị Kim Trinh (28 tuổi, quê ở Phúc Thọ, Hà Nội) - nữ điều dưỡng viên tại Khoa Virus - Ký sinh trùng (BV Bệnh Nhiệt đới TƯ, cơ sở 2) đón chúng tôi tại khu vực phân luồng đón tiếp bệnh nhân. 

Chị Trinh khoác trên mình chiếc áo blouse trắng quen thuộc chứ không phải bộ đồ bảo hộ phòng dịch màu trắng kín mít như hôm nào.

Chị là niềm tự hào của gia đình, của chồng, là một trong số hàng ngàn phụ nữ đã và đang tận hết sức mình cho công việc nơi đầu tuyến.

Một số hình ảnh do PV Báo Gia đình & Xã hội ghi nhận:

Tại Khoa Virus - Ký sinh trùng (BV Bệnh Nhiệt đới TƯ), các nữ điều dưỡng viên bắt đầu công việc vào khoảng 6h sáng.

Tại Khoa Virus - Ký sinh trùng (BV Bệnh Nhiệt đới TƯ), các nữ điều dưỡng viên bắt đầu công việc vào khoảng 6h sáng.

Đây là nơi điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19 nên việc chuẩn bị tư trang, mặc đồ bảo hộ là việc làm đầu tiên của chị Đỗ Thị Kim Trinh khi bắt đầu công việc của ngày mới. Theo chị Trinh, COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, có nguy cơ lây nhiễm cao nên mọi sự tiếp xúc đều phải có đầy đủ thiết bị bảo hộ.

Đây là nơi điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19 nên việc chuẩn bị tư trang, mặc đồ bảo hộ là việc làm đầu tiên của chị Đỗ Thị Kim Trinh khi bắt đầu công việc của ngày mới. Theo chị Trinh, COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, có nguy cơ lây nhiễm cao nên mọi sự tiếp xúc đều phải có đầy đủ thiết bị bảo hộ.

Khu vực cách ly, điều dưỡng viên Đỗ Thị Kim Trinh bắt đầu thuần thục với việc pha thuốc (chia thuốc cho từng bệnh nhân), kiểm tra chỉ số sinh tồn như đo huyết áp, mạch... cho từng bệnh nhân.

Khu vực cách ly, điều dưỡng viên Đỗ Thị Kim Trinh bắt đầu thuần thục với việc pha thuốc (chia thuốc cho từng bệnh nhân), kiểm tra chỉ số sinh tồn như đo huyết áp, mạch... cho từng bệnh nhân.

Mỗi bệnh nhân sẽ được chính tay điều dưỡng viên phát những gói thuốc đã được pha sẵn (gói sẵn trong túi giấy - PV).

Mỗi bệnh nhân sẽ được chính tay điều dưỡng viên phát những gói thuốc đã được pha sẵn (gói sẵn trong túi giấy - PV).

Sau bữa sáng, các bệnh nhân sẽ uống thuốc theo chỉ định.

Sau bữa sáng, các bệnh nhân sẽ uống thuốc theo chỉ định.

Khi nữ điều dưỡng viên tham gia cuộc họp với ban lãnh đạo bệnh viện, khoa... vào khoảng 7h để báo cáo về tình hình của từng bệnh nhân thì công tác vệ sinh, khử khuẩn trong khu vực cách ly tiếp tục được thực hiện.

Khi nữ điều dưỡng viên tham gia cuộc họp với ban lãnh đạo bệnh viện, khoa... vào khoảng 7h để báo cáo về tình hình của từng bệnh nhân thì công tác vệ sinh, khử khuẩn trong khu vực cách ly tiếp tục được thực hiện.

Chị Trinh cho biết, khu điều trị, cách ly bệnh nhân được phân luồng theo 3 nhóm, là nhóm bệnh nhân mắc COVID-19 biến chứng nặg, bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm.

Chị Trinh cho biết, khu điều trị, cách ly bệnh nhân được phân luồng theo 3 nhóm, là nhóm bệnh nhân mắc COVID-19 biến chứng nặg, bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm.

Vào buổi chiều, các bệnh nhân mắc COVID-19 được các điều dưỡng viên trực tiếp đưa đi chẩn đoán hình ảnh, hoặc thực hiện các xét nghiệm lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ.

Vào buổi chiều, các bệnh nhân mắc COVID-19 được các điều dưỡng viên trực tiếp đưa đi chẩn đoán hình ảnh, hoặc thực hiện các xét nghiệm lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ.

Một nữ bệnh nhân COVID-19 là thai phụ vừa được chuyển tuyến cơ sở (Chí Linh, Hải Dương) đến điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ, cơ sở 2..

Một nữ bệnh nhân COVID-19 là thai phụ vừa được chuyển tuyến cơ sở (Chí Linh, Hải Dương) đến điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ, cơ sở 2..

Theo chị Trinh: "Điều dưỡng viên không chỉ thực hiện công việc chuyên môn như kiểm tra nhiệt độ, đo dấu hiệu sinh tồn... cho bệnh nhân, mà còn như là một chuyên gia tâm lý".

Theo chị Trinh: "Điều dưỡng viên không chỉ thực hiện công việc chuyên môn như kiểm tra nhiệt độ, đo dấu hiệu sinh tồn... cho bệnh nhân, mà còn như là một chuyên gia tâm lý".

"Có những đêm, vừa đón bệnh nhân lên phòng và ổn định chỗ ngủ thì lại nghe thấy tiếng khóc phát ra từ phòng bệnh nhân...", chị Trinh cho hay.

"Có những đêm, vừa đón bệnh nhân lên phòng và ổn định chỗ ngủ thì lại nghe thấy tiếng khóc phát ra từ phòng bệnh nhân...", chị Trinh cho hay.

Bé Nguyễn Thị Thu Huyền (8 tuổi) là bệnh nhân "nhí" duy nhất đến từ thôn Do Hạ (Tiền Phong, Mê Linh) nên nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các bác sĩ, điều dưỡng viên.

Bé Nguyễn Thị Thu Huyền (8 tuổi) là bệnh nhân "nhí" duy nhất đến từ thôn Do Hạ (Tiền Phong, Mê Linh) nên nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các bác sĩ, điều dưỡng viên.

Cuối giờ chiều, những suất ăn nóng hổi được đăng ký trước đó, được đưa đến "cánh cửa" khu vực cách ly. Các điều dưỡng viên sẽ trực tiếp kiểm tra các suất ăn trước khi được đặt lên kệ.

Cuối giờ chiều, những suất ăn nóng hổi được đăng ký trước đó, được đưa đến "cánh cửa" khu vực cách ly. Các điều dưỡng viên sẽ trực tiếp kiểm tra các suất ăn trước khi được đặt lên kệ.

Chị Trinh cho biết, ngày 8/3 cũng là ngày Bộ Y tế chuẩn bị triển khai tiêm vaccine nên từ bác sĩ, điều dưỡng đến bệnh nhân trong khu điều trị đều có chung một tâm trạng rất đặc biệt.

Chị Trinh cho biết, ngày 8/3 cũng là ngày Bộ Y tế chuẩn bị triển khai tiêm vaccine nên từ bác sĩ, điều dưỡng đến bệnh nhân trong khu điều trị đều có chung một tâm trạng rất đặc biệt.

Điều dưỡng Mai Thị Phương Liên (SN 1995, quê ở Ninh Bình) đã có thời gian gần 3 tháng trong khu điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Cũng từng ấy thời gian, chị Liên xa gia đình, người yêu.

Điều dưỡng Mai Thị Phương Liên (SN 1995, quê ở Ninh Bình) đã có thời gian gần 3 tháng trong khu điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Cũng từng ấy thời gian, chị Liên xa gia đình, người yêu.

Không có ngày Quốc tế Phụ nữ, cũng không có những khoảng khắc thân thuộc bên gia đình, người thân nhưng các nữ điều dưỡng viên tại khu điều trị bệnh nhân COVID-19 là niềm tự hào của gia đình khi họ cùng hàng ngàn phụ nữ đã và đang tận hết sức mình cho công việc nơi đầu tuyến.

Không có ngày Quốc tế Phụ nữ, cũng không có những khoảng khắc thân thuộc bên gia đình, người thân nhưng các nữ điều dưỡng viên tại khu điều trị bệnh nhân COVID-19 là niềm tự hào của gia đình khi họ cùng hàng ngàn phụ nữ đã và đang tận hết sức mình cho công việc nơi đầu tuyến.

Khoảnh khắc truyền cảm hứng của các nữ điều dưỡng viên tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Khoảnh khắc truyền cảm hứng của các nữ điều dưỡng viên tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Nguồn: [Link nguồn]

Tết đặc biệt của ”bóng hồng” nơi tuyến đầu chống dịch

Gác hết việc nhà, giao lại nhiệm vụ sắm Tết cho chồng, chị Trần Thị Dung, cán bộ của Bệnh viện Bạch Mai tăng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Loan ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN