Màu nước tiểu "tố cáo" sức khỏe "chuẩn khỏi chỉnh"

Sự kiện: Sống khỏe

Màu sắc, mùi và trạng thái nước tiểu có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn khá sớm và chính xác.

Nước tiểu là một dạng chất thải lỏng được cơ thể tiết ra sau quá trình bài tiết. Thành phần nước tiểu gồm chủ yếu là nước, muối và các hóa chất như urê và axit uric, được hình thành sau khi thận lọc máu. Đây cũng chính là chất thải không tốt cho cơ thể. Các loại đồ ăn thức uống cũng như thuốc men hằng ngày chúng ta đưa vào cơ thể đều có ảnh hưởng nhất định đến hệ bài tiết, mà cụ thể hơn là đến màu sắc và mùi nước tiểu của bạn. Vì vậy màu sắc, và mùi nước tiểu có thể chỉ ra những dấu hiệu bất thường về sức khoẻ của mỗi người, ví dụ như nhiễm khuẩn trong bàng quang, niệu đạo hay thận của bạn có hoạt động bình thường hay không?

Màu nước tiểu "tố cáo" sức khỏe "chuẩn khỏi chỉnh" - 1

1. Màu vàng

Thông thường, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt. Màu này có nguồn gốc từ hợp chất Urochrome, một loại sắc tố mà cơ thể tự sản xuất. Nếu nước tiểu trong, chứng tỏ bạn thường xuyên uống nhiều nước. Ngược lại nếu nước tiểu có màu vàng sậm, chứng tỏ cơ thể đang thiếu nước hoặc do bạn uống các chất lợi tiểu. 

Nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn nên bổ sung nước ngay, tốt nhất là nước lọc, ngoài ra nước ép trái cây hoặc nước rau củ cũng rất tốt. Nên tránh xa các đồ uống có chứa chất kích thích như  trà, nước ngọt có gas, đồ uống tăng lực hay đồ uống chứa caffein vì caffein là thuốc lợi tiểu tự nhiên, sẽ làm cơ thể mất nước nhanh hơn.

2. Màu hồng hoặc đỏ

Một số loại thực phẩm như cà rốt và củ cải đường có thể làm cho nước tiểu có màu hồng nhạt. Một số loại thuốc, như thuốc kháng sinh Rifampin hoặc Phenazopyridine, được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiểu, cũng có thể biến nước tiểu thành màu hồng. 

Đôi khi nước tiểu có thể xuất hiện màu như máu. Đây là một dấu hiệu của bệnh thận, nhiễm trùng đường tiểu, các vấn đề về tuyến tiền liệt, sỏi thận hoặc có khối u. Khi đó việc cần làm ngay là đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chuẩn đoán. 

3. Màu cam

Thuốc kháng sinh đôi khi cũng có thể là lý do khiến nước tiểu có màu cam. Nguyên nhân chính là do hàm lượng vitamin B2 cao trong một số loại thuốc. 

Đây cũng có thể là hiệu cho thấy bạn đang bị mất nước hoặc gặp phải vấn đề về gan hoặc mật. Vì vậy trong trường hợp bạn không uống kháng sinh hoặc uống nhiều nước mà nước tiểu vẫn có màu cam thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn. 

Thêm vào đó, nếu bạn đi ngoài có phân màu xám nhợt và da bị vàng, thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy gan đang gặp phải vấn đề bệnh lý.

4. Màu xanh lục hoặc xanh lam

Một số loại thuốc, như thuốc gây mê, gây tê, thuốc chữa dị ứng có thể làm nước tiểu chuyển màu xanh lục hoặc xanh lam. Một lý do cũng hay gặp phải đó là phẩm màu nhân tạo trong một số thực phẩm bạn ăn hằng ngày đã bị đào thải một phần qua đường nước tiểu. 

Màu xanh lá cây cũng có thể là kết quả của việc nhiễm khuẩn đường ruột. Nếu những hiện tượng nêu trên không biến mất sau vài ngày, hãy hỏi ngay ý kiến ​​bác sĩ của bạn.

 5. Màu nâu hoặc đỏ đậm

Màu đỏ hoặc nâu đỏ của nước tiểu là đặc điểm nhận dạng của một dạng rối loạn di truyền hiếm gặp. Nếu nước tiểu có màu nâu thì có thể do bệnh gan. Hãy đi khám bác sĩ nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra.

6. Nước tiểu sủi bọt

Bất kể có màu sắc gì, nếu nước tiểu của bạn sủi bọt thì đây là dấu hiệu của việc thất thoát protein qua nước tiểu. Điều này chứng tỏ thận đang hoạt động không tốt, và bạn nên gặp bác sĩ ngay.

7. Có vẩn đục

Nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận có thể làm cho nước tiểu xuất hiện nhiều vẩn đục. Đây là hiện tượng bệnh lý nguy hiểm cần phải khám chữa bệnh kịp thời.

8. Mùi khác thường

Khi cơ thể mất nước, nước tiểu bị cô đặc và sẽ có mùi nồng của amoniac. Một số thực phẩm như măng tây hay thuốc và vitamin có bổ sung B6 cũng sẽ gây ra mùi khai nồng của nước tiểu.

9. Những điều bạn không thấy

Có những thứ trong nước tiểu với một lượng nhỏ hoặc chất không màu sẽ không làm cho nước tiểu có màu sắc khác lạ, ví dụ như đường. Việc có nhiều đường trong nước tiểu không hề gây đổi màu nước tiểu nhưng lại là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Vì vậy luôn phải đặt ra lịch khám sức khỏe (kiểm tra nước tiểu) định kỳ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Linh Trang (Theo Powerofpositivity) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN