Long nhãn: vị thuốc chữa mất ngủ, hay quên
Long nhãn còn có tên gọi khác là á lệ chi, lệ chi nô, là phần cùi quả nhãn.
Long nhãn nếu dùng làm thuốc hoàn thì nên sên nhừ, cô đặc, bỏ bã, luyện mật hoàn viên. Bảo quản kín nơi khô mát.
Trong long nhãn có: adenine, choline, glucose, sucrose (Trung dược học); pro-tein, acid tatric, chất béo, sinh tố A, B…
Hạt nhãn có saponin, chất béo (Dược liệu Việt Nam); Cùi nhãn tươi có: nước 77,15%, chất béo 0,13%, protid 1,47%, vitamin A, B. Hạt nhãn còn chứa tinh bột, saponin, chất béo và tanin.
Lá chứa quercetrin, quercetin, tanin (Từ điển cây thuốc Việt Nam).
Theo Đông y, long nhãn bổ tâm, tỳ, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị ngũ tạng tà khí, chán ăn, uống lâu ngày làm khỏe trí não, thông minh (Bản kinh). Trị lo nghĩ quá mức, lao thương Tâm Tỳ, hay quên, hồi hộp, hư phiền, mất ngủ, tự ra mồ hôi, giật mình lo sợ, các chứng suy nhược (Trung dược học).
Chè hạt sen long nhãn giúp dễ ngủ
Long nhãn giúp chữa chảy máu cam.
Kiêng kỵ: Đờm hỏa hoặc thấp ở trung tiêu: không dùng (Trung dược học). Bên ngoài bị cảm, bên trong có uất hỏa, đầy bụng, ăn uống đình trệ: không dùng (Đông dược học thiết yếu). Liều dùng: 12-20g/ ngày.
Dưới đây là một số bài thuốc có long nhãn là phương thuốc bổ cho người cao tuổi chữa lo âu, mất ngủ, hay quên:
Bài 1: Long nhãn 100g, táo tàu 50g, thái nhỏ ngâm với 500ml rượu trắng, để càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 chén con trước bữa ăn.
Bài 2: Long nhãn 30g, sâm bố chính 20g (tẩm nước gừng sao vàng) hãm uống trong ngày.
Bài 3: Long nhãn 100g, giã nhuyễn trộn với bột hạt sen 100g, mật ong vừa đủ hoàn viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g.
Bài 4: Long nhãn 30g, hoàng kỳ 30g, phục thần 30g, mộc hương 15g, toan táo nhân 3g, nhân sâm 15g, chích cam thảo 8g, đương quy 3g, viễn chí 3g. Tất cả ngâm rượu uống.
Hạt nhãn và lá nhãn cùng được dùng làm thuốc như sau:
Thuốc cầm máu: Hạt nhãn cạo sạch vỏ đen, thái mỏng, phơi hay sấy khô, tán bột mịn đắp vết thương.
Chữa lở ngứa ở kẽ ngón tay, ngón chân: Đốt hạt nhãn cháy thành than rắc vào vết thương.
Chữa chảy máu cam: Hạt nhãn đốt lấy khói xông.
Chữa phù thũng: Lá nhãn 100g thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước, còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa bỏng: Vỏ quả nhãn đốt thành than tán bột mịn hòa với dầu vừng bôi vào vết thương.
Nguồn: [Link nguồn]
Trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ có cảm giác thai trệ xuống, đau bụng âm ỉ, ra huyết... gọi là chứng thai động...