Lịch sử phát triển của những chiếc nạng: Từ que chống thời Ai Cập cổ đại đến thiết bị hiện đại như ngày nay

Sự kiện: Sống khỏe

Những thiết bị hỗ trợ di chuyển giúp người gặp chấn thương di chuyển độc lập một cách dễ dàng hơn.

Có thể bạn nghĩ rằng, những chiếc nạng chống mới xuất hiện không quá lâu, tuy nhiên chúng thực sự đã có từ nhiều thế kỷ trước, thậm chí hàng thiên niên kỷ. Các bức chạm khắc trên các lăng mộ Ai Cập từ năm 2830 trước Công nguyên mô tả các nhân vật dường như được nâng đỡ bởi những cây gậy có hình dáng giống với những chiếc nạng thời hiện đại.

Lịch sử phát triển của những chiếc nạng: Từ que chống thời Ai Cập cổ đại đến thiết bị hiện đại như ngày nay - 1

Không chỉ có vậy, nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng trên thế giới lấy bối cảnh đầu những năm 1800 có các nhân vật di chuyển bằng nạng. Những chiếc nạng không phải dụng cụ hỗ trợ đi lại duy nhất được hình dung trong nghệ thuật của quá khứ. Các bức tượng nhỏ bằng đất nung ở Thế kỷ thứ I trong bảo tàng Anh cho thấy sự di chuyển của con người cũng được hỗ trợ bởi một số loại khung.  

Những loại giá đỡ, nạng chống ban đầu được làm từ gỗ, cắt gọn thành những đoạn có chiều dài phù hợp với cánh tay, hỗ trợ con người di chuyển. Chúng có hình chữ T với một xà ngang nằm ở đầu trục gỗ dài thẳng đứng.

Lịch sử phát triển của những chiếc nạng: Từ que chống thời Ai Cập cổ đại đến thiết bị hiện đại như ngày nay - 2

Không lâu sau, thiết kế của những chiếc nạng chống chữ T đã được thay đổi sang hình chữ V. Gỗ cứng có chiều dài thích hợp sẽ được tách về phía đầu trục và được giằng ra bằng các phần nằm ngang. Phần tách chữ V này sẽ tạo ra chỗ cầm nắm cho bàn tay và phần trên cùng được kẹp vào nách. Những chiếc nạng này giúp giảm trọng lượng từ chân người dùng, giúp họ di chuyển thuận tiện và thoải mái hơn. Tuy nhiên, thiết kế này vẫn chưa phải tối ưu nhất vì gỗ ở phần nách đôi khi làm đau người dùng khi sử dụng quá lâu.

Chính từ đây, phần da buộc ngang đầu nạng là bước đầu tiên giúp cho phần tiếp xúc dưới cánh tay bớt gay gắt hơn. Phần da này sau đã được phát triển thành đệm chứa đầy lông ngựa bên trong để người dùng được thoải mái hơn khi sử dụng.

Năm 1917, Emile Schlicke được cấp bằng sáng chế cho cặp nạng 'cẳng tay' đầu tiên để bán thương mại. Schlicke là một kỹ sư đến từ Nancy ở Pháp nhưng chiếc nạng ban đầu lại được anh sản xuất hàng loạt ở New England, Mỹ.

Lịch sử phát triển của những chiếc nạng: Từ que chống thời Ai Cập cổ đại đến thiết bị hiện đại như ngày nay - 3

Thiết kế của chiếc nạng bao gồm phần trên cùng nghiêng, một vòng bít kim loại bao quanh cẳng tay của người dùng và một tay cầm nhô ra ở độ cao ngang hông. Nó đã được sử dụng rộng rãi trong suốt chiến tranh thế giới thứ nhất, khi nhu cầu về các phương tiện hỗ trợ di chuyển như vậy là chưa từng có.

Những người lính đang hồi phục sau vết thương trên chiến trường, gãy chân và  bong gân, rách dây chằng và một loạt thương tích khác, được hưởng lợi từ việc sử dụng nạng khi họ cố gắng lấy lại khả năng vận động.

Một sự phát triển khác đến vào những năm 1950 ở Hoa Kỳ, với sự góp sức của nhà thiết kế lừng danh Thomas Fetterman. Ông đã sử dụng nạng khi bị bại liệt vào năm 1953 và nhờ đó ông đã hoàn thành thiết kế nạng cẳng tay tốt nhất có thể từ chính những tổn thương trên cơ thể mình.

Lịch sử phát triển của những chiếc nạng: Từ que chống thời Ai Cập cổ đại đến thiết bị hiện đại như ngày nay - 4

Ông đã sản xuất các mô hình của mình bằng titan và phát minh ra chân cao su chống sốc sáng tạo, giúp cải thiện đáng kể sự thoải mái cho người dùng. Rất lâu sau đó, vào năm 1997, Fetterman đã gây được sự chú ý đáng kể khi Tổng thống Bill Clinton lúc bấy giờ đặt mua một đôi nạng đặc biệt của ông. Hiện nay, nạng giúp phục hồi chức năng của một danh sách các bệnh tương tự và được nhiều bệnh viện và bệnh nhân tin dùng.

Nguồn: [Link nguồn]

7 loại thuốc được xem là những phát minh vĩ đại nhất của ngành y tế

Những tiến bộ trong quá trình phát triển các loại thuốc không chỉ cứu mạng hàng triệu người mà còn định hình được tương lai của ngành y tế.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hà Thương (Theo Essentialaids) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN