Lá gan quý hơn vàng đang "kêu cứu" nếu cơ thể có 5 dấu hiệu này
Có nhiều thay đổi nhỏ của cơ thể khiến chúng ta không để ý nhưng thực chất nó là biểu hiện cho thấy gan đang bất thường.
1. Phù nề xuất hiện
Khi tế bào gan bị tổn thương, quá trình lưu thông máu của gan bị ảnh hưởng, áp lực tĩnh mạch tăng cao, dịch trong cơ thể sẽ tích tụ ở bụng và chân, tạo thành hiện tượng ứ nước và phù nề, người trông sẽ “sưng phù” và cảm thấy mệt mỏi khi đi bộ.
2. Nước tiểu sẫm màu hơn
Trong trường hợp không đủ nước uống, màu nước tiểu của một người sẽ trở nên sẫm màu hơn. Tuy nhiên, nếu lượng nước uống vẫn bình thường mà nước tiểu vẫn có màu nâu hoặc vàng đậm thì cần cảnh giác.
Bilirubin sẽ được đào thải ra ngoài theo nước tiểu, khi tế bào gan bị tổn thương, nồng độ bilirubin sẽ tăng cao, chuyển hóa thường xuyên sẽ khiến màu nước tiểu thay đổi.
3. Da sẫm màu
Da thay đổi cũng là một trong những triệu chứng gan bị tổn thương, gan là cơ quan lưu trữ máu lớn nhất trong cơ thể con người, khi gan gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả lưu thông máu trong cơ thể.
Da mặt là nơi có nhiều mao mạch dày đặc nhất, thiếu máu nuôi dưỡng và bị tắc nghẽn dẫn đến da mặt sạm đen, khô ráp và ốm yếu.
4. Da và mắt có màu vàng
Gan có nhiệm vụ tiết ra bilirubin và biliverdin, khi các sắc tố này không thể thoát ra ngoài theo cơ chế thông thường sẽ hòa vào máu và chuyển đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Lúc này lòng trắng mắt sẽ chuyển sang màu vàng, và màu da cũng sẽ chuyển sang màu vàng.
5. Xuất hiện nốt ruồi đỏ
Sự xuất hiện của nốt ruồi đỏ rất có thể liên quan đến bệnh viêm gan hoặc thậm chí là ung thư gan. Loại nốt ruồi màu đỏ này, còn được gọi là nevus mạng nhện, bao gồm các tiểu động mạch trung tâm và các mạch máu có thành mỏng xuyên tâm. Đó là một chứng giãn mao mạch đặc biệt.
Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể con người. Chính vì vậy, việc bảo vệ gan là vô cùng cần thiết. Hạn chế những hành vi này sẽ giúp gan được bảo vệ:
- Uống nhiều rượu: Sau khi uống rượu, 95% lượng cồn trong cơ thể cần được gan chuyển hóa, uống quá nhiều có thể làm giảm khả năng lọc máu của gan đồng thời có thể làm tăng độc tố trong cơ thể, gây tổn thương gan.
- Ăn thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵ có mùi vị thơm ngon do được thêm nhiều loại phụ gia thực phẩm. Phần lớn phụ gia thực phẩm sẽ được gan chuyển hóa, nhưng nếu ăn quá nhiều, gánh nặng cho gan cũng sẽ tăng lên, rất dễ dẫn đến tổn thương gan.
- Ăn đồ mốc: Đậu phộng, đậu nành, gạo, mì… bảo quản không đúng cách rất dễ bị nhiễm aflatoxin … Aflatoxin là chất có độc tính cao được xác định là chất gây ung thư cấp 1, tác động mạnh đến mô gan, có tác dụng hủy hoại.
- Lạm dụng thuốc: Một số người coi thuốc là sản phẩm tốt cho sức khỏe, và họ uống thuốc để phòng bệnh khi họ rõ ràng là không có bệnh. Thế nhưng họ lại không biết rằng, gan là nơi chuyển hóa chính của thuốc, việc sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc rất dễ gây tổn thương gan trong quá trình chuyển hóa.
Nguồn: [Link nguồn]
Hầu hết mọi người có xu hướng bỏ qua cơ quan rất quan trọng này, vì hầu hết các bệnh về gan không biểu hiện triệu chứng cho đến khi chúng ở giai đoạn cuối.