Không nên trì hoãn tiêm phòng cho con trong mùa dịch bệnh

Có lẽ sau thời gian giãn cách, tâm lý các mẹ còn lo lắng và ngần ngại khi đưa con đến nơi đông người, xu hướng muốn tạm hoãn lịch chủng ngừa đã được khuyến cáo cho con. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), đây là điều rất đáng lo ngại, vì sự chậm trễ này có thể dẫn đến sự bùng phát trở lại của các dịch bệnh nguy hiểm khác, vốn đã đang được phòng ngừa bằng vắc xin.

Bài học từ đại dịch COVID-19

Sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 đã giúp chúng ta nhận thức rõ hơn bao giờ về tác động khủng khiếp của nó lên mỗi cá nhân, lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và cả nền kinh tế toàn cầu. Nguy cơ của các dịch bệnh luôn tồn tại, ngay cả khi đại dịch lần này được kiểm soát. Việc coi nhẹ chủng ngừa từ sớm sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nhiễm nghiêm trọng sau này trong cuộc đời. Cần nhớ rằng, ngày nay chúng ta đang ngăn ngừa được khoảng 2-3 triệu ca tử vong mỗi năm nhờ có vắc xin (1). Và ngay lúc này, chúng ta lại càng mong chờ có hơn một vắc- xin để có thể hạn chế những gánh nặng mà COVID-19 gây ra.

Bảo vệ từng cá thể bằng chủng ngừa, tức là bảo vệ cả cộng đồng

Việc duy trì độ phủ của chủng ngừa vô cùng quan trọng ngay cả khi đại dịch Covid-19 đang diễn ra cũng như giai đoạn sau đó. Vì nếu chủng ngừa bị trì hoãn hoặc ngắt quãng do Covid- 19, điều gì sẽ xảy ra khi trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm khác, điều gì sẽ xảy ra khi các dịch bệnh khác bùng phát trở lại và liệu chúng ta lại phải chứng kiến các ca tử vong do các bệnh nhiễm đáng lẽ đã được phòng ngừa bằng vắc-xin?

Chủng ngừa đúng thời điểm giúp bảo vệ sớm với hiệu quả miễn dịch cao

Khi chào đời, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện, do đó bảo vệ bằng chủng ngừa là rất quan trọng, nhất là trong những tháng đầu đời.

Khi chào đời, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện, do đó bảo vệ bằng chủng ngừa là rất quan trọng, nhất là trong những tháng đầu đời.

Lịch chủng ngừa cùng với các vắc-xin được khuyến cáo dựa vào gánh nặng của bệnh ở từng độ tuổi, tính chất nguy cơ cũng như các dữ liệu nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng trong nhiều năm. Tất cả chúng ta đều có khả năng mắc các bệnh nhiễm trong suốt các giai đoạn của cuộc đời do sự suy yếu của hệ thống miễn dịch theo năm tháng. Do đó cần bảo vệ từ sớm và kịp thời từ trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên đến người lớn, dưới đây là một số lưu ý về những mũi tiêm quan trọng, hãy tư vấn bác sĩ ngay để được chích ngừa đúng thời điểm và đầy đủ:

Trẻ sơ sinh: cần lưu ý giai đoạn 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi, hoàn tất lịch chủng ngừa phòng các bệnh nguy hiểm như bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm màng não do Hib, viêm gan B, tiêu chảy do vi rút Rota, viêm màng não hay viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn v.v

Trẻ lứa tuổi học đường 4-7 tuổi và 9-15 tuổi: chích nhắc bạch hầu, uốn ván, ho gà

- Người lớn (có bệnh lý mạn tính đi kèm) và người cao tuổi trên 50 tuổi: chích nhắc bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm v.v

Vắc-xin và tiêm chủng giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh, hạn chế ốm đau dẫn đến giảm chi phí khám và chữa bệnh tật trong suốt thời gian dài trong đời vì đã được tiêm chủng ngừa, giảm thời gian và công sức của gia đình. Tính đến nay đã có 30 bệnh truyền nhiễm có vắc- xin phòng bệnh và khoảng 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa chương trình tiêm chủng phổ cập tới toàn người dân đã đủ để chứng minh lợi ích của vắc-xin đối với toàn xã hội.

Chủng ngừa sớm cho trẻ không những không làm hệ miễn dịch của trẻ bị quá tải, trái lại còn giúp giảm số lần trẻ phải chịu đau cũng như giúp mẹ tiết kiệm thời gian và chi phí thăm khám.

Chủng ngừa sớm cho trẻ không những không làm hệ miễn dịch của trẻ bị quá tải, trái lại còn giúp giảm số lần trẻ phải chịu đau cũng như giúp mẹ tiết kiệm thời gian và chi phí thăm khám.

Lưu ý các biện pháp phòng ngừa trong giai đoạn “bình thường mới” theo hướng dẫn của Bộ Y tế như: đeo khẩu trang nơi công cộng/ khu vực đông người, không đưa tay lên mắt, mũi và miệng, rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước sát khuẩn có cồn. Nên đặt lịch hẹn và gọi điện tư vấn trước với trung tâm chủng ngừa.

Chương trình giáo dục cộng đồng do Hội y học dự phòng Việt Nam phối hợp với VPĐD

GSK phối hợp thực hiện.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN