Gần 500 thầy thuốc cùng đăng ký cho đi một phần cơ thể

Sự kiện: Tin ngắn

Ngày 25/8, 465 người là thầy thuốc, cán bộ viện chức của viện Huyết học Truyền máu -Trung ương đăng ký hiến tạng.

Gần 500 thầy thuốc cùng đăng ký cho đi một phần cơ thể - 1

GS.TS. Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trao thẻ đăng ký hiến tạng cuả cán bộ nhân viên Viện.

GS Trịnh Hồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia cho biết, khó khăn lớn nhất của ngành ghép tạng nước ta hiện nay là khan hiếm nguồn tạng, số người đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi qua đời còn rất ít ỏi.

Tính đến ngày 23/7/2017 tổng người đăng ký hiến tạng sau khi qua đời trên cả nước là 7.400 người. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của ngành ghép tạng nước ta hiện nay là khan hiếm nguồn cung, thiếu hệ thống tư vấn, đăng ký hiến tặng mô, tạng tại các bệnh viện ghép tạng, cơ sở y tế trong cả nước.

GS Sơn cho biết, dù đến nay, đã có hơn 7.000 người đăng ký hiến mô, tạng nhưng khi họ chết, chết não, nếu gia đình không đồng ý, cũng không thể tiến hành lấy mô, tạng của họ. Vì thế, quan trọng nhất, vẫn là vận động, tuyên truyền để người dân nhận thức đúng đắn về hiến mô, tạng, vượt qua được những suy nghĩ tâm linh về cái chết nguyên vẹn.

Với gần 500 cán bộ y tế đăng ký hiến mô, tạng, GS Sơn bày tỏ: “Tôi tin rằng, ba năm nữa, phong trào hiến tạng tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh hơn. Lúc đó, những người suy thận, ung thư phổi, đặc biệt người suy gan giai đoạn cuối có cơ hội được cứu sống. Một người hiến tạng, sẽ cứu được 10 người khác”.

GS.TS. Nguyễn Anh Trí - Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương kể: Cách đây 1 năm, ngày ông làm thẻ đăng ký hiến tạng sau khi chết não, ông đã có ý nghĩ: Nếu chẳng may mất đi, ông có thể hiến lại nội tạng của mình nhưng dù gì cũng cần chôn cất và giữ lại da trên cơ thể. Nhưng, bây giờ, qua truyền thông, ông đã thay đổi ý nghĩ, ông sẽ đăng ký lại: sẽ hiến cả phần da của mình. “Vì nếu có vấn đề gì, sẽ thiêu nên cũng thành tro bụi mà thôi, cớ sao ta lại không cho đi để khỏi uổng.

GS.TS. Nguyễn Anh Trí cho biết, muốn phong trào hiến tạng lớn rộng, cần đẩy mạnh truyền thông. Cần phải truyền thông để toàn xã hội hiểu: hiến tạng là một hành động vô cùng nhân đạo. “Phải vận động từng cán bộ thuộc các cơ quan nhà nước hiến, ghép mô tạng vì bản chất của nó là một cuộc cách mạng. Điều đầu tiên nên vận động  trước hết đối với cán bộ y tế.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN