Đứt dây chằng đầu gối, nỗi ám ảnh với bất cứ ai
Với nhiều người, nhất là giới cầu thủ, dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối có thể là dấu chấm hết cho sự nghiệp chơi bóng của họ
ThS BS Mai Thanh Việt - Khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Đại học y dược TP.HCM cho hay, khớp gối là loại khớp phức tạp, hoạt động nhờ sự phối hợp của nhiều cấu trúc, trong đó các dây chằng trong và quanh khớp gối giữ vai trò quan trọng sự vận động và giữ vững khớp gối.
Chấn thương dây chằng khớp bao gồm đứt, rách các dây chằng quanh khớp gối như dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên..
Cấu trúc bên trong khớp gối
Nguyên nhân của tổn thương dây chằng khớp gối thường do chấn thương trong thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và thường gặp ở người trẻ với các hoạt động mạnh.
Tổn thương dây chằng gây ra tình trạng lỏng lẻo khớp gối, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm khớp gối sớm bị thoái hóa. Sự tổn thương của các cấu trúc trong khớp như sụn chêm, sụn khớp, xương dưới sụn… gây đau đớn, vận động khó khăn.
Đứt dây chằng khớp gối thường xảy ra sau chấn thương, khớp gối bị sưng, đau trong vài tuần đầu, sau đó tự giảm dần. Một số trường hợp bị tổn thương dây chằng vẫn có thể đi lại bình thường sau chấn thương, nhưng khi vận động mạnh thì khớp gối lại sưng đau.
Và nếu không được điều trị sẽ dẫn đến teo cơ đùi, khó khăn trong đi lại. Nguy hiểm hơn, khi khớp gối đã bị thoái hóa nặng thì không thể phẫu thuật tái tạo dây chằng và phải phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo.
Tại Việt Nam, tuy chưa có thống kê chính xác tỷ lệ tổn thương dây chằng khớp gối, nhưng với tình hình tai nạn giao thông, tai nạn lao động như hiện nay cho thấy tỷ lệ này khá cao.
Đứt dây chằng đầu gối đều phải mổ?
Theo BS Mai Thanh Việt mỗi năm khoa điều trị hơn 200 trường hợp này trong mỗi năm.
Phẫu thuật mổ tái tạo dây chằng chéo khớp gối không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự tuân thủ điều trị của người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật.
Nếu phát hiện càng sớm thì tỷ lệ thành công cao hơn, vì khi đó, các cấu trúc trong khớp ít bị tổn thương, tình trạng cơ đùi ít bị teo hơn, sự phục hồi tốt hơn.
Tùy theo tình trạng khớp gối để chỉ định phẫu thuật hoặc bảo tồn
BS Việt cho hay, hiện bệnh viện đã ứng dụng các phương pháp mới nhất của thế giới như kỹ thuật All – inside, tight-rope, dây chằng chéo trước hai bó... trong điều trị nhiều trường hợp đứt dây chằng chéo khớp gối.
Với sự kết hợp của vật lý trị liệu sớm cho người bệnh, tỷ lệ hồi phục sau mổ khá cao, từ 82 – 95%. Thời gian phục hồi sẽ tùy vào mức độ tổn thương, số dây chằng tổn thương cũng như khả năng tập luyện của người bệnh.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp tổn thương dây chằng đều cần can thiệp phẫu thuật. Tùy vào tình trạng khớp gối, loại dây chằng bị tổn thương, độ tuổi, nhu cầu vận động… mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phẫu thuật hay điều trị bảo tồn.
Nếu chỉ định không chính xác có thể làm chức năng khớp gối xấu hơn, thoái hóa khớp gối nặng hơn, đau hoặc mất vững gối kéo dài.
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh khi bị chấn thương khớp gối, nếu xảy ra tình trạng sưng, đau kéo dài hoặc sưng, đau gối khi vận động mạnh thì phải đến các bệnh viện có chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình để được đánh giá chính xác các tổn thương và có phương pháp điều trị thích hợp.
Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn Hà Nội vừa phẫu thuật cho một bệnh nhân bị bệnh hoại tử vô khuẩn khớp háng. Vì bệnh nhân...