Đậu mùa khỉ: WHO chia 4 nhóm hành động, Việt Nam thuộc nhóm 1

Sau khi tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra khuyến nghị tạm thời cho các nhóm quốc gia thành viên khác nhau, dựa trên tình hình dịch tễ học, kiểu lây truyền và khả năng ứng phó.

Chi tiết về các khuyến nghị đồng thời được WHO gửi đến các cơ quan báo chí khắp thế giới, trong đó đáng chú ý nhất là một số quốc gia được WHO vào nhóm 4 được kỳ vọng sẽ hỗ trợ phần còn lại của thế giới.

Tổng Giám đốc WHO trong cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp về Quy định Y tế Quốc tế liên quan đến đậu mùa khỉ, nhằm cân nhắc việc quyết định đậu mùa khỉ có phải là PHEIC (Tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng gây quan ngại quốc tế) hay chưa - Ảnh: WHO

Tổng Giám đốc WHO trong cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp về Quy định Y tế Quốc tế liên quan đến đậu mùa khỉ, nhằm cân nhắc việc quyết định đậu mùa khỉ có phải là PHEIC (Tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng gây quan ngại quốc tế) hay chưa - Ảnh: WHO

Nhóm 1 gồm các quốc gia không có lịch sử bùng phát đậu mùa khỉ ở người hoặc không phát hiện trường hợp nào trong hơn 21 ngày. Như vậy, Việt Nam thuộc nhóm này.

Các quốc gia nhóm 1 được khuyến nghị kích hoạt hoặc thiết lập các cơ chế phối hợp đa ngành để sẵn sàng ứng phó và ngăn chặn dịch đậu mùa khỉ; lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp can thiệp nhằm tránh kỳ thị và phân biệt đối xử nhằm thúc đẩy hành vi tự nguyện báo cáo và tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi có triệu chứng nghi ngờ.

Đồng thời, cần thiết lập và tăng cường giám sát dịch tễ học; nâng cao năng lực phát hiện bệnh thông qua đào tạo đội ngũ y tế; nâng cao nhận thức về căn bệnh; tăng cường cung cấp thông tin thông qua các mạng lưới cộng đồng; tập trung hỗ trợ các cộng đồng có rủi ro; báo cáo ngay cho WHO khi có ca bệnh và sẵn sàng tình huống "chuyển vùng" sang nhóm 2.

Nhóm 2 là các quốc gia thành viên đã có các trường hợp đậu mùa khỉ nhập cảnh hoặc lây truyền cộng đồng từ người sang người gần đây. Nhóm này cần thực hiện các phản ứng phối hợp nhằm ngăn chặn lây nhiễm; hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng; bảo vệ đối tượng nguy cơ (người suy giảm miễn dịch, trẻ em và phụ nữ mang thai).

Nhóm này cũng cần tăng cường truyền thông; tăng cường các biện pháp giám sát và các biện pháp sức khỏe cộng đồng, bao gồm báo cáo sớm cho WHO, nâng cao năng lực xét nghiệm, giải trình tự gien, quy trình cách ly kiểm dịch, truy vết, năng lực tiêm chủng...

Nhóm 3 là các quốc gia đã biết hoặc nghi ngờ sự lây truyền căn bệnh này ở loài khỉ hay bất cứ loài động vật nào khác, bao gồm các quốc gia mới bị ảnh hưởng.

Các nước thuộc nhóm 3 ngoài các biện pháp y tế công cộng cần thiết cho cộng đồng, còn cần tăng cường các biện pháp nghiên cứu, kiểm soát dịch bệnh ở động vật hoang dã lẫn vật nuôi, thú cưng được bày bán, theo dõi xem có lây truyền ngược từ người sang động vật hay không.

Nhóm 4 là các quốc gia thành viên có năng lực sản xuất các biện pháp ứng phó y tế như vắc-xin, các thứ liên quan đến việc chẩn đoán/xét nghiệm, các phương pháp điều trị.

WHO kêu gọi các quốc gia và nhà sản xuất thuộc nhóm 4 nên làm việc với WHO để đảm bảo cung cấp dịch vụ chẩn đoán, vắc-xin, thuốc điều trị và các vật tư cần thiết khác cho các quốc gia khác "dựa trên nhu cầu sức khỏe cộng đồng, sự đoàn kết". Hiện nay, nguồn cung vắc-xin, thuốc điều trị còn hạn chế và số quốc gia có năng lực xét nghiệm đậu mùa khỉ chưa nhiều.

Nguồn: [Link nguồn]

WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 23-7 cho biết đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở hơn 70 quốc gia là “bất thường” và được xem là tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Tuyên bố...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN