Đau lưỡi nhiều ngày không khỏi, cụ bà đi khám phát hiện ung thư giai đoạn muộn

Sự kiện: Ung thư
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Mới đây, các bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho một trường hợp người bệnh bị ung thư bờ lưỡi nguy hiểm bằng phương pháp vi phẫu.

TS.BS Nguyễn Hồng Nhung - Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E, cho biết trường hợp này là một bệnh nhân nữ, 70 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng đau lưỡi kéo dài, tự uống thuốc nhưng không thuyên giảm. Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ phát hiện trong khoang miệng của bệnh nhân có một khối u kích thước khoảng 6 cm, cứng, nhiều thùy múi, thâm nhiễm xung quanh, lan rộng đến lưng lưỡi, cuống lưỡi và sàn miệng trái. Bề mặt khối u có hiện tượng loét, lồi lõm không đều, nhiều giả mạc, khiến lưỡi bị hạn chế vận động và di căn đến hạch dưới hàm trái.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. 

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. 

Bác sĩ đã thăm khám lâm sàng và xét nghiệm, xác định bệnh nhân bị ung thư bờ lưỡi, một loại u ác tính. Để ngăn chặn các biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân, bác sĩ đã quyết định nhanh chóng áp dụng phương án điều trị phù hợp.

Theo lời kể của người thân, bệnh nhân thường xuyên chỉ vào miệng và than đau, khiến gia đình nghĩ rằng bà bị đau răng và đưa đi khám tại một cơ sở nha khoa. Tuy nhiên, sau khi khám miệng, các bác sĩ phát hiện dấu hiệu bất thường và tiến hành sinh thiết để kiểm tra. Kết quả sinh thiết cho thấy, bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào vảy.

TS.BS Nguyễn Hồng Nhung, người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật, cho biết đây là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trong ung thư khoang miệng và có khả năng đe dọa tính mạng. Hiện chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra ung thư lưỡi, nhưng các yếu tố nguy cơ có thể kể đến như: thói quen uống rượu, hút thuốc lá kéo dài, vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn uống không hợp lý, quan hệ tình dục không an toàn (bằng miệng) và yếu tố di truyền.

Các triệu chứng ban đầu của ung thư lưỡi thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý răng miệng thông thường, khiến việc phát hiện sớm trở nên khó khăn. Trong trường hợp của bệnh nhân này, do bà bị lẫn nên gia đình không chú ý và đưa đi kiểm tra sớm. Khi vào viện, bệnh đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn T3), với kích thước khối u lớn hơn 4 cm, lan rộng từ niêm mạc miệng đến toàn bộ lớp cơ, mạch máu và hệ thống xung quanh vùng lưỡi. Vì vậy, phương pháp điều trị tối ưu nhất là cắt bỏ toàn bộ khối u và các vùng liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.

TS.BS Nguyễn Hồng Nhung khuyến cáo, phát hiện sớm bệnh ung thư lưỡi là yếu tố quan trọng trong điều trị. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở lưỡi, má, hoặc khoang miệng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Những người có nguy cơ cao, đặc biệt là trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc, uống rượu hoặc quan hệ tình dục không an toàn, cần thường xuyên tầm soát ung thư để phát hiện sớm bệnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Người đàn ông bị ung thư lưỡi thừa nhận thường xuyên hút thuốc. Mỗi ngày ông hút ít nhất 4 bao thuốc lá và kèm theo thói quen uống rượu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Anh ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN