Đã có 18 người tử vong do sốt xuất huyết

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 75.795 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 18 trường hợp tử vong.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy trong tuần qua (từ 30/8-3/9) cả nước ghi nhận 4.375 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 trường hợp tử vong tại Đắk Lắk. So với tuần trước, số ca mắc giảm 8,4%. Trong đó, số ca nhập viện là 3.341/1, so với tuần trước giảm 8,7%.

Như vậy, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 75.795 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 18 trường hợp tử vong. Type virus sốt xuất huyết lưu hành năm nay chủ yếu là DEN-1, DEN-2 và không có sự khác biệt với những năm gần đây.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á trong đó nhiều quốc gia ghi nhận số mắc và tử vong tăng cao trong năm 2023. Số ca mắc tại Việt Nam tăng bắt đầu từ tháng 6 đến nay tương đồng với sự gia tăng số mắc sốt xuất huyết trong nhiều năm qua.

Triệu chứng

Thời kỳ ủ bệnh: 3 – 6 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày.

Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột với sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.

Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội. Hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ (chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi). Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp có thể bệnh có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc.

Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, khi mắc sốt xuất huyết ở mức độ 1, có 8 trường hợp cũng được xem xét chỉ định nhập viện, gồm: Sống một mình; nhà xa cơ sở y tế, không thể nhập viện kịp thời khi bệnh trở nặng; gia đình không có khả năng theo dõi sát; trẻ nhũ nhi; dư cân, béo phì; phụ nữ có thai; người từ 60 tuổi trở lên; bệnh mạn tính đi kèm (như: Thận, tim, gan, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kém kiểm soát, đái tháo đường, thiếu máu, tan máu…).

Bộ Y tế cũng lưu ý, chỉ định truyền dịch cho bệnh nhân sốt xuất huyết khi có ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau: Lừ đừ, không uống được nước, nôn ói nhiều, đau bụng nhiều, có dấu hiệu mất nước, Hct tăng cao (tỷ lệ phần trăm tế bào hồng cầu trong máu tăng cao).

Nguồn: [Link nguồn]

Dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội diễn biến phức tạp, đã có gần 200 ổ dịch

Đến nay, toàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận 2.750 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 4,7 lần so với cùng kỳ năm 2022).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VIỆT ANH ([Tên nguồn])
Dịch sốt xuất huyết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN