Công dụng ít người biết của nước mắm đối với sức khoẻ

Sự kiện: Sống khỏe

Nước mắm ngoài làm gia vị, còn có tác dụng làm vị thuốc hỗ trợ chữa các bệnh bướu cổ, hen suyễn, đau nhức xương khớp, tăng sinh lực, giữ ấm cho cơ thể khi lặn xuống biển sâu.

Nước mắm là loại gia vị đặc trưng trong chế biến món ăn Việt Nam. Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, trong nước mắm có chứa 20 loại axit amin, đặc biệt có 8 loại rất cần thiết mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được.

Trong Đông y, nước mắm có vị mặn, ngọt, tính bình; vào kinh tỳ, thận, vị và đại tràng. Nước mắm ích khí bổ huyết, bổ can thận, thông huyết mạch, lợi niệu, nhuận tràng. Dùng làm gia vị, khai vị trợ tiêu hóa. Dùng cho trường hợp trúng lạnh, trúng gió, co cứng chân tay, chuột rút, cứng hàm, suy kiệt, táo bón, thiếu máu…

Đặc biệt nước mắm truyền thống lâu năm còn chữa được bệnh bướu cổ, hen suyễn, đau nhức xương khớp. Độc đáo hơn nước mắm còn là vị thuốc tăng sinh lực, giữ ấm cho cơ thể khi lặn xuống biển sâu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dùng nước mắm đúng cách

Các chuyên gia cho biết, nước mắm dù là sản phẩm được bày bán phổ biến nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Thậm chí, cơ quan chức năng từng phát hiện ra không ít lô nước mắm bị làm giả hoặc pha trộn hóa chất, có cơ sở còn pha soda công nghiệp để sản xuất nước mắm. 

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), nếu sử dụng loại nước mắm bị pha soda công nghiệp, người dùng có thể bị nhiễm độc hoặc mắc các bệnh về tim, gan, thận...

Vì vậy, điều cần lưu ý đó là chỉ sử dụng loại nước mắm lên men tự nhiên và không có hóa chất bổ sung, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người tiêu dùng nên chọn nước mắm có màu nâu cánh gián sậm đến nâu vàng, hương thơm nồng, có vị đạm cá nhiều, nước trong, không vẩn đục, ăn có vị ngọt ở cuống lưỡi.

Bên cạnh đó, tránh dùng quá nhiều nước mắm hàng ngày vì trong nước mắm có chứa hàm lượng muối rất cao. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo chỉ nên dùng 5gr muối/người/ngày tương đương 26gr nước mắm (khoảng hơn 5 thìa canh nước mắm).

Lưu ý:

- Không nấu nước mắm quá lâu sẽ khiến mùi vị cùng các vitamin bị bốc hơi hết. Với những món xào và kho nên cho nước mắm vào khi món ăn đã gần chín rồi tắt bếp luôn. Với món canh cũng cần tuân thủ quy tắc trên để món ăn được thơm ngon nhất bằng cách đun nguyên liệu chín mềm rồi mới cho nước mắm vào để tạo mùi thơm, sau đó tắt bếp.

- Không nêm nước mắm khi món ăn gần chín, đang sôi lớn. Đây là một cách nấu ăn sai lầm. Cho nước mắm vào lúc đang sôi sùng sục sẽ khiến cho axit amin của loại gia vị này biến mất, vừa làm mất dinh dưỡng lại khiến món ăn không còn có mùi thơm, vị ngọt nữa.

- Không nên chấm chung cùng 1 bát nước mắm trong khi ăn, nhất là khi ăn tiệc, ăn đám cưới. Bởi nếu trong mâm cơm có một người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) mà chấm chung nước mắm thì những người khác sẽ bị lây.

HP được xem là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày, tá tràng và ung thư dạ dày. Từ năm 1994, Tổ chức Y tế thế giới đã xếp vi khuẩn HP vào nhóm I các yếu tố gây ung thư dạ dày.

Những ai không nên dùng nước mắm?

Trẻ em dưới 1 tuổi

Đây là đối tượng không nên dùng nước mắm, bởi thận của trẻ còn khá non nớt, chưa hoàn chỉnh nên không phù hợp với độ mặn của mắm. Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên cho con dưới 1 tuổi sử dụng các sản phẩm có tác dụng điều vị như mỳ chính, hạt nêm.

Người bị bệnh thận

Những người mắc bệnh thận không nên sử dụng nhiều nước mắm vì nước mắm là gia vị chứa hàm lượng muối rất lớn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Ăn nhiều nước mắm, bệnh nhân sẽ nhanh suy sụp hơn. Hơn thế nữa, muối còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm về thận khác như sỏi thận và thận nhiễm mỡ.

Người bị bệnh tiểu đường

Nước mắm và các gia vị mặn có thể làm tăng khả năng hấp thụ năng lượng vào cơ thể, đi kèm với đó là việc tăng cholesterol, rối loạn lipid máu và các bệnh lý về tim mạch. Điều này có thể khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cho người bị tiểu đường.

Người mắc bệnh tim mạch

Nước mắm sẽ làm tăng cảm giác khát, dẫn đến uống nước nhiều hơn. Mà đây lại là điều bất lợi cho bệnh nhân tim mạch vì khiến hệ tuần hoàn phải làm việc nhiều hơn. Và hậu quả là tim phải làm việc nhiều hơn nên nếu thường xuyên diễn ra tình trạng này tim thất trái to lên, có thể dẫn đến suy tim, ảnh hưởng đến tuần hoàn và tim mạch.

Một số cách dùng nước mắm phòng trị bệnh:

- Bổ dưỡng tăng lực khi bơi lội, dầm mình trong nước lạnh mùa đông: Uống 1 - 2 ngụm nước mắm ngon (15 - 30ml).

- Dùng cho người bị cảm lạnh gây đau quặn bụng: Uống 1 - 2 thìa nước mắm nguyên chất (10 - 20ml).

Nguồn: [Link nguồn]

Thứ gia vị không thể thiếu hàng ngày có thể khiến bạn rước bệnh vào người nếu mắc sai lầm này

Các chuyên gia khuyến cáo, ăn quá mặn hay quá nhạt đều có nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe của người dùng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Khôi ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN