Chỉ chăm hoa mỗi ngày, một phụ nữ hoảng hồn khi ho ra sinh vật nhỏ xíu

Nhà ở Lào có mảnh vườn, bà N (50 tuổi) này thường tự trồng, chăm hoa. Gần đây, thỉnh thoảng bà tức ngực, ho khạc ra đờm có những sinh vật nhỏ ngọ ngoạy.

Bệnh nhân là bà T.T.N (50 tuổi), chuyển sang Lào ở cùng con cái đã lâu. Gần đây, bà N hay bị ngứa, có nhiều nốt sẩn ngoằn ngoèo dưới da, thậm chí có dấu hiệu mờ mắt.

Trong một lần về Việt Nam chơi, bà đi khám, xét nghiệm có huyết thanh chẩn đoán dương tính giun lươn. Bà đến khoa Cấp cứu, 

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, gặp chuyên gia bệnh truyền nhiễm để được tư vấn, điều trị.

Chỉ chăm hoa mỗi ngày, một phụ nữ hoảng hồn khi ho ra sinh vật nhỏ xíu - 1

Gần đây, bà N hay bị ngứa, có nhiều nốt sẩn ngoằn ngoèo dưới da

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương gần đây cũng điều trị cho một nam bệnh nhân hơn 70 tuổi bị sốt kéo dài, nhiễm trùng huyết nhiều lần.

Nam bệnh nhân này đã điều trị ở rất nhiều bệnh viện, tái phát nhiều lần. Sau đó, ông được phát hiện nhiễm thêm ấu trùng giun lươn. Khi được điều trị nhiễm trùng đồng thời với diệt giun lươn, ông mới hết tình trạng nhiễm trùng huyết tái phát.

Trao đổi với PV, ThS Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, cho biết giun lươn lưu hành khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 35 triệu ca mắc. Tại Châu Á giun lươn có khắp các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philipines, Malaysia…

Tại Việt Nam, tỷ lệ người có từng nhiễm giun lươn lên đến 29.1%. Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ cao nhất lên tới 42.4%. Tuy vậy hầu hết các ca nhiễm giun lươn mạn thường không có triệu chứng, đôi khi chỉ có mẩn ngứa hay các nốt giun di chuyển ngoằn ngoèo dưới da. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy ậm ạch khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ.

75% số này có tăng bạch cầu ái toan ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên những bệnh nhân này nếu vì lý do gì đó bị suy giảm miễn dịch sẽ khởi phát siêu nhiễm dẫn đến tình trạng rất nặng với các biểu hiện: Viêm phổi nặng, nhiễm trùng máu do các vi khuẩn đường ruột, nhiễm ấu trùng giun lươn lan tỏa ở nhiều vị trí như màng não, màng tim, mắt, vv… và tỷ lệ tử vong ở nhóm này có thể lên tới tới 40%.

Cũng ở nước ta, ngoài tỷ lệ lớn người từng nhiễm giun lươn, còn có giun đũa chó - mèo nhiều người mắc phải. Theo BS Cấp, giun đũa chó mèo ký sinh ở chó mèo dưới thể giun trưởng thành, đẻ trứng gây ô nhiễm.

Nếu người nuốt phải thì chúng vào người nở thành ấu trùng, đi qua dòng máu lên các nội tạng nở thành ấu trùng và ở đó vài năm rồi chết đi chứ không thành giun trưởng thành ở người.

Còn giun lươn lại “chui” qua phổi, lên họng, xuống ruột lại thành giun trưởng thành và đẻ trứng, nở thành ấu trùng, tự nhiễm đi nhiễm lại trong nhiều năm. Giun đũa chó mèo chỉ ở chó mèo, còn giun lươn thì tồn tại tự do lưu cữu trong đất, ruộng.

“Nếu một người đi qua vùng có giun lươn mà bị nhiễm thì sẽ mắc mạn tính. Giun lươn sau đó sinh đẻ, lưu cữu trong cơ thể người nhiễm nhiều năm. Do đó, có những người ở thành phố hàng vài chục năm, không đi chân đất vẫn mang giun như thường” – BS Cấp cho biết.

Về mức độ nghiêm trọng khi mắc giun đũa chó mèo, giun lươn, BS Cấp cho hay, giun đũa chó mèo chỉ phức tạp nếu có ấu trùng ở não, màng não hoặc trong mắt. Bệnh nhân mắc giun lươn có siêu nhiễm thường có biến chứng nhiễm trùng huyết, sốc và hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS), gây ra nhiều ca tử vong.

2 giờ gặp gỡ trong bar, được người đẹp tặng…quả thận!

Người phụ nữ chia sẻ câu chuyện để gửi đi thông điệp về sự cần thiết của việc hiến tạng, lúc còn sống cũng như...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thu Nguyên ([Tên nguồn])
Bệnh lạ hiếm gặp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN