Cảnh báo "nạn đói tiềm ẩn", ảnh hưởng đến giống nòi, trí tuệ người Việt

Theo PGS Lê Bạch Mai, thiếu vi chất đang trở thành nạn đói âm thầm vì người đói không biết mình đói. Việc thiếu vi chất đang ảnh hưởng đến sức khoẻ và giống nòi Việt.

Cảnh báo "nạn đói tiềm ẩn", ảnh hưởng đến giống nòi, trí tuệ người Việt - 1

Ảnh minh hoạ

Bữa ăn nghèo vi chất

Mới đây, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, kết quả khảo sát tại 36 xã, phường của 9 tỉnh, thành trên toàn quốc từ tháng 10-2014 đến tháng 10-2015, trong đó có Hà Nội, tình trạng thiếu vi chất vẫn đáng báo động, đặc biệt là các vi chất như sắt, vitamin A, iot, kẽm và các vi chất khác.

PGS Lê Bạch Mai – Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, thực trạng chất dinh dưỡng Việt Nam từ năm 1985 đến 2015 bữa cơm của người Việt không thay đổi về vi chất, về năng lượng mà chỉ thay đổi về chất béo.

Hiện nay chúng ta cơ cấu 15% do chất đạm, 18% do chất béo, 67% năng lượng đến từ hidratcacbon. Sự thay đổi thịt cá chưa tăng nhưng trứng sữa đã gia tăng, sự thay đổi về chất béo nhiều lên. 

PGS Lê Bạch Mai cho hay, không chỉ thiếu vi chất ở người lớn mà tình trạng dinh dưỡng lứa tuổi học đường, Việt Nam là 1 trong 4 nước tiến hành nghiên cứu này, thì khẩu phần trẻ em dưới 5 tuổi thiếu sắt, vitamine A cũng rất cao. Chỉ có 62% số trẻ được đáp ứng về sắt, 86% số trẻ được đáp ứng nhu cầu vitamin A. Trên 3 tuổi, có từ 30 – 40% trẻ bị thiếu vi chất, đặc biệt là sắt và vitamin A.

Việc thiếu dinh dưỡng đến nay vẫn chưa được cải thiện. Chúng ta nỗ lực đưa ra các chương trình mục tiêu quốc gia về dinh dưỡng nhưng thực tế người dân vẫn thiếu vi chất. Việc thiếu vi chất này được coi là nạn đói tiềm ẩn.

Trái ngược là hiện nay có nhiều trẻ béo phì những vẫn thiếu vitamin A, kẽm, sắt và các vi chất khác. Trẻ béo phì thừa năng lượng thiếu vi chất gây ra các bệnh rối loạn chuyển hoá, tim mạch. 

Nỗ lực còn xa

Những nỗ lực của Chương trình phòng chống thiếu máu thiếu sắt những năm qua đã góp phần đưa được tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt chung ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 34,1%, giảm một nửa so với những năm 90 khi bắt đầu chương trình nhưng cho đến nay, tỷ lệ trẻ trong năm đầu đời bị thiếu máu do thiếu sắt vẫn còn ở mức rất cao, tới 60 - 80%.

Thiếu vi chất kẽm cũng tương tự, năm 2015 có giảm nhưng so với kết quả điều tra năm 2010, trẻ em dưới 5 tuổi 70% thiếu kẽm, 80% phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng thiếu kẽm. 

Dù Việt Nam đã có chương trình phòng chống thiếu iot nhưng đến nay đã giảm từ 93% năm 2005 xuống còn 45% sử dụng muối iot đạt tiêu chuẩn. Ghi nhận tại Bệnh viện, tình trạng bướu cổ, rối loạn thiếu dinh dưỡng đang quay trở lại.

Người dân chưa quan tâm nhiều đến vi chất, song nó ảnh hưởng sâu sắc tới trí tuệ. Nó gây ra một nạn đói tiềm ẩn chúng ta khó tìm thấy. Bổ sung vi chất dinh dưỡng từ hôm nay, cải thiện bữa ăn hàng ngày là khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.

PGS Mai nhấn mạnh gánh nặng kép về thiếu dinh dưỡng không chỉ trẻ nhẹ cân, thấp còi, béo phì cũng là nguồn gốc của bệnh không lây, người trưởng thành vào khoa nội tiết, tim mạch đông.

Thiếu vi chất dinh dưỡng tạo gánh nặng quốc gia về sức khoẻ, kinh tế, Thiếu vi chất giảm 11 % tổng sản phẩm quốc nội, những dị tật bẩm sinh do thiếu vi chất ở trẻ cũng trở thành gánh nặng chi phí rất lớn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ph.Thúy (Infonet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN