Căn bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới

Sự kiện: Sống khỏe

Mục tiêu đến năm 2020, chương trình chống lao sẽ đưa tỉ lệ tử vong do lao xuống còn 35%, tỉ lệ mắc lao mới còn 20%.

Ngày 28-3, Hội Y tế Công cộng TP.HCM phối hợp với BV Phạm Ngọc Thạch tổ chức Hội nghị “Liên kết chấm dứt bệnh lao”.

TS-BS Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế Công cộng TP.HCM, cho biết bệnh lao là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Năm 2015, ước tính có khoảng 10,4 triệu trường hợp mắc lao, trong đó có 1,2 triệu người đồng nhiễm lao và HIV, khoảng 480.000 hướng hợp lao kháng đa thuốc và khoảng 1,4 triệu người tử vong do lao trên toàn thế giới.

Hiện nay, chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức như phát hiện chưa đạt yêu cầu để chấm dứt bệnh lao, các nhóm nguy cơ cao lây nhiễm lao chưa được tiếp cận toàn diện, ví dụ tỉ lệ phát hiện lao trẻ em là 2% tổng thu dung đối với ước tính mắc lao trẻ em là 8%. Sự phối hợp của một số cơ sở y tế ngoài mạng lưới chống lao quốc gia còn yếu, tỉ lệ phát hiện từ chăm sóc y tế từ thấp hơn so với chăm sóc y tế công. Bên cạnh đó, tỉ lệ hộ gia đình chịu gánh nặng chi phí thảm họa do lao cao. Chưa có biện pháp điều trị, chăm sóc cho tất cả loại bệnh lao như bệnh nhân nhiễm mắc lao, bệnh nhân siêu khác thuốc.

Căn bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới - 1

Một trường hợp mắc lao đa kháng thuốc đang được điều trị. Ảnh: VGP

“Chúng ta biết rằng lao mang đến quá nhiều vấn đề khó khăn để người dân phải đối mặt. Do đó, mỗi người phải nhận thấy sự cần thiết trong tăng cường can thiệp phòng, chống bệnh lao ở TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Vì vậy, mục tiêu đặt ra trước mắt là đến năm 2020 cả nước giảm 35% tử vong do lao, giảm 20% tỉ lệ mắc lao mới, không có gia đình nào phải đối mặt với các chi phí quá lớn do lao” - PGS-TS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng ban Điều hành dự án Phòng chống lao quốc gia nhấn mạnh.

Về giải pháp sắp tới, TS-BS Lê Trường Giang, cho biết các tổ chức nên tăng cường phát hiện chủ động bệnh nhân lao, nhắm đúng đối tượng nguy cơ nhiễm và mắc lao để tầm soát nhất là trẻ em, bệnh nhân lao đa kháng. Thay đổi phương pháp chẩn đoán lao nhanh chóng thuận tiện và chính xác. Cải thiện quy trình đưa người mắc lao vào điều trị, giảm thời gian, giảm mất bệnh nhân. 

“Chúng ta nên chăm sóc và hỗ trợ toàn diện, lấy bệnh nhân là trung tâm. Sử dụng thuốc mới để điều trị bệnh nhân nhất là bệnh nhân đa kháng thuốc đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi bệnh nhân. Tăng cường phối hợp công tư, tạo điều kiện tối đa cho y tế tư nhân tham gia, không mất bệnh, không mất thêm thời gian, không bị giảm thu nhập” - BS Giang đề xuất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo H.PHƯỢNG - T.NHI (Pháp luật TPHCM)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN