Cảm giác tội lỗi ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến bệnh tâm thần

Cảm giác tội lỗi là một triệu chứng đã được biết tới của bệnh trầm cảm ở người lớn. Nhưng một nghiên cứu đã cho thấy, những cảm xúc như vậy ở thời thơ ấu có thể dẫn đến bệnh tâm thần trong tương lai – ví dụ như trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn lưỡng cực.

Sự liên kết này nằm ở vùng não trước – một khu vực trong não liên quan đến các quy định về nhận thức, cảm xúc và sự tự nhận thức, cũng liên quan đến rối loạn tâm trạng, rối loạn lo âu và tâm thần phân liệt. 

Theo những nhà nghiên cứu, trẻ em có các dấu hiệu bệnh lý về cảm giác tội lỗi có vùng não trước kém khối lượng hơn, mà điều này liên hệ với sự trầm cảm, và sẽ dễ trở nên trầm cảm.

Cảm giác tội lỗi ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến bệnh tâm thần - 1

Ảnh minh họa

Những nhà nghiên cứu của Đại học Washington University đã tiến hành một nghiên cứu dài 12 năm trên 145 trẻ từ tuổi mầm non. Từ 3 đến 6 tuổi, các em được đánh giá về sự trầm cảm và cảm giác tội lỗi. Từ 7 đến 13 tuổi, trẻ được quét não fMRI mỗi 18 tháng. Cuộc nghiên cứu này dự định được tiếp tục trong 5 năm tới.

Hơn một nửa trong số 47 trẻ mẫu giáo được chẩn đoán trầm cảm có biểu hiện bệnh lý cảm giác tội lỗi, so với 20% trẻ không bị trầm cảm. Những nhà nghiên cứu thấy rằng những trẻ có mức độ tự cảm thấy tội lỗi cao, ngay cả khi không bị trầm cảm, có vùng não trước khối lượng nhỏ hơn. Trẻ có vùng não nhỏ trong bán cầu não phải, liên quan tới trầm cảm hoặc tội lỗi, có nhiều khả năng bị nhiều đợt định kỳ trầm cảm lâm sàng khi lớn lên.

Phát hiện này là minh chứng đầu tiên cho tương quan giữa cảm giác tội lỗi và thay đổi thể chất trong não. Cảm giác tội lỗi trong thời thơ ấu có thể gây ra những thay đổi thể chất của não, cũng có thể rằng trẻ em có thể chất dễ bị trầm cảm thường cảm thấy có lỗi.

Trong cả hai trường hợp, nghiên cứu đã cho thấy một công cụ tiềm năng để chẩn đoán sớm những trẻ có nguy cơ cao, đồng thời thúc đẩy các phụ huynh, nhà giáo dục và mọi người có các biện pháp phòng ngừa, giáo dục và nuôi dạy trẻ.  

a

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lan Thảo (Pháp luật TP.HCM/huffingtonpost)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN