Bé trai 4 tuổi tử vong do bạch hầu từng tiêm phòng 4 mũi

Sự kiện: Bệnh bạch hầu

Cháu bé 4 tuổi ở xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa, Gia Lai nhập viện với các triệu chứng sốt, ho, đau họng, kết quả xét nghiệm ngày 4/7 cho thấy dương tính với bạch hầu. Sáng nay (ngày 5/7) cháu bé đã tử vong.

Mẫu bệnh phẩm của cháu bé do Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên xét nghiệm. Qua điều tra dịch tễ cho thấy bé trai người dân tộc Ba Na này xuất hiện triệu chứng sốt, ho, đau họng từ ngày 28/6 sau khi đi thăm người thân ở tỉnh Kon Tum. Gia đình mua thuốc cho bé uống 6 ngày nhưng triệu chứng bệnh không bớt.

Sáng 3/7 cháu bé được mẹ đưa tới Trung tâm Y tế huyện Đăk Đoa điều trị rồi chuyển tuyến đến Bệnh viện Nhi Gia Lai trong ngày.

Một bệnh nhi bị bạch hầu được điều trị tại BV Nhiệt đới TP.HCM.

Một bệnh nhi bị bạch hầu được điều trị tại BV Nhiệt đới TP.HCM.

Ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế Gia Lai cho biết, sau hai ngày nhập viện, cháu bé đã không qua khỏi. Cháu bé được chẩn đoán bạch hầu thanh quản ác tính, biến chứng đa phủ tạng. Cháu bé là ca bạch hầu tử vong đầu tiên ở Gia Lai, và là ca thứ 3 tử vong trên cả nước.

Dịch bạch hầu đang bùng phát và lan rộng ở các tỉnh Tây Nguyên. Trong tháng 6, tỉnh Đăk Nông ghi nhận 16 ca nhiễm bạch hầu, trong đó có hai ca tử vong. Tỉnh Kon Tum phát hiện 8 ca từ đầu năm đến nay. TP HCM ghi nhận một ca.

Đáng lưu ý, trường hợp của cháu bé 4 tuổi trên đã được tiêm đầy đủ 3 mũi Quinvaxem (trong đó có vaccine phòng bạch hầu) trong một năm đầu đời, tiêm nhắc lại mũi thứ 4 khi 18 tháng tuổi. Tuy nhiên cháu vẫn mắc bệnh bạch hầu.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, trường hợp trẻ bị nhiễm bạch hầu khi đã tiêm đủ 4 mũi gồm 5 trong 1 và một mũi 3 trong 1 khi đã qua 18 tháng tuổi là ca hiếm.

Cháu bé mắc bạch hầu này nằm trong vùng dịch tễ miễn dịch cộng đồng thấp, trong cộng đồng ít người tiêm nên vẫn có khả năng mắc bệnh. Với những khu vực miễn dịch cộng đồng thấp các gia đình cần tiêm bổ sung nhắc lại mũi bạch hầu vì thông thường khi trẻ 4, 5 tuổi thì kháng thể bạch hầu cũng giảm đi nhiều. Trong khi ở thành phố, miễn dịch cộng đồng cao hơn thì người dân không nên quá lo lắng.

TS. BS. Huỳnh Minh Tuấn – Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc cấp tính, nguy hiểm với đặc trưng là có giả mạc (màng giả) ở các vùng a-mi-đan, hầu họng, thanh quản. Bệnh cũng có thể xuất hiện trên da hoặc các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc niêm mạc của đường tiết niệu-sinh dục. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và gây thành dịch. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm phải những dòng vi khuẩn bạch hầu (tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae) có khả năng sản sinh ngoại độc tố (độc tố bạch hầu).

Bạch hầu là một bệnh rất nguy hiểm. Trong các thể bệnh nặng như bạch hầu thanh quản, người bệnh thường có tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc rất nặng, ngoại độc tố bạch hầu ngoài gây tổn thương tại chỗ là giả mạc còn gây nhiễm độc thần kinh, viêm cơ tim, có thể dẫn đến tử vong trong vài ngày đến 1 tuần. Tỉ lệ tử vong 5-10%.

Nguồn: [Link nguồn]

Đã có 20 người dương tính, trong đó 1 người tử vong do vi khuẩn bạch hầu

Từ đầu tháng 6/2020 đến nay, trên địa bàn khu vực Tây nguyên đã ghi nhận 20 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Chi ([Tên nguồn])
Bệnh bạch hầu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN