Bác sĩ kê TPCN lên đến vài triệu đồng: GĐ Viện Da liễu nói gì?
Lãnh đạo BV Da liễu Trung ương cho biết, theo quy định bác sĩ phải tư vấn, giải thích kỹ cho bệnh nhân đâu là thuốc, đâu là thực phẩm chức năng, không ép bệnh nhân mua.
Gần đây, nhiều bệnh nhân đến khám tại BV Da liễu Trung ương phản ánh, ngoài kê đơn thuốc, các bác sĩ còn kê thêm đơn tư vấn mua thực phẩm chức năng và yêu cầu bệnh nhân mua để sử dụng.
Bệnh nhân Bùi Thị M. (Đông Anh, Hà Nội) bị bệnh bạch biến, sau khi đi khám, ngoài đơn thuốc, bác sĩ còn kê đơn tư vấn gồm cao quả kiwi cứng, Crystallne cellulose, Hydroxypropylmet lylclelllose, Magnéium sterate. Theo hướng dẫn, sau khi uống hết thuốc nếu có bất thường thì đến BV khám lại hoặc gọi cho bác sĩ.
Sau khi mua thuốc, bệnh nhân M. thanh toán cả 2 đơn hết hơn 2,7 triệu đồng trong đó chỉ có khoảng 700 nghìn tiền thuốc, còn lại là thực phẩm chức năng.
Tương tự, chị Nguyễn Thanh V. (Hoài Đức, Hà Nội) cho con đi khám, bác sĩ kết luận bé bị viêm da.
Chị V. tá hoả vì sau khi khám, chị nhận được 1 đơn thuốc và đơn tư vấn. Trong khi đơn thuốc chỉ hết có 375 nghìn đồng thì chị V. phải mua đơn kèm theo là hai lọ sữa tắm và bôi da gần 800 nghìn đồng, một loại bổ sung kẽm và lysine hơn 200 nghìn đồng.
Không chỉ riêng chị V. mà hầu như các bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương đều nhận được hai đơn thuốc và đơn tư vấn trong đó đơn tư vấn là các sản phẩm thực phẩm chức năng mỹ phẩm.
Trước thông tin bệnh nhân “tố” bác sĩ Viện Da liễu Trung ương kê thực phẩm chức năng, bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Giám đốc BV Da liễu TƯ cho biết, đúng là tại BV, sau khi thăm khám bác sĩ có kê 2 đơn. Đơn thứ nhất là đơn thuốc. Đơn thứ hai là thực phẩm chức năng. Bệnh viện cũng nói rõ, đơn thứ 2 không phải là thuốc chữa bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Giám đốc BV Da liễu TƯ cho biết sẽ yêu cầu các bác sĩ phải giải thích rõ cho bệnh nhân đâu là thuốc, đâu là thực phẩm chức năng.
Tuy nhiên, PGS Thường cho biết ngày xưa các loại vitamin, vi lượng, kẽm, sắt và các yếu tố vi lượng, khoáng chất liều cao trong da liễu vẫn là thuốc chữa bệnh nhưng khoảng 2 năm nay lại chuyển sang thực phẩm chức năng.
Trong khi đó, 1/3 số bệnh trong da liễu do thiếu hụt vitamin, nếu không cho bổ sung vitamin, khoáng chất, vi chất thì không thể khỏi được. Ở Mỹ họ vẫn đăng ký là thuốc còn Việt Nam là thực phẩm chức năng.
Cũng theo ông Thường, hiện nay ở Việt Nam chưa có dược mỹ phẩm mà mọi sản phẩm kể cả là dược phẩm vẫn bị coi là mỹ phẩm. Trong khi đó, tại Bệnh viện Da liễu trung ương có tới 1000 loại thì chỉ có vài loại là thuốc còn lại gọi là mỹ phẩm mà bệnh da liễu phải bôi mới đạt hiệu quả.
Lãnh đạo BV Da liễu Trung ương cho biết, theo quy định bác sĩ phải tư vấn, giải thích kỹ cho bệnh nhân đâu là thuốc, đâu là thực phẩm chức năng, không ép bệnh nhân mua.
“Việc phản ánh của bệnh nhân là đúng. Nhưng vì đông bệnh nhân nên bác sĩ chưa giải thích kỹ. Chúng tôi nhận lỗi sai sót này và ngay ngày mai sẽ có văn bản yêu cầu các bác sĩ phải giải thích kỹ cho bệnh nhân để họ quyết định có mua TPCN hay không”, bác sĩ Thường nói.
Các chuyên gia cảnh báo, dùng thực phẩm chức năng giả, mỹ phẩm giả nhẹ thì bị dị ứng, ngộ độc…, nặng thì có thể...