Ba đám tang nối tiếp vì hội chứng "trái tim tan vỡ"

Sự kiện: Sống khỏe

Sau khi bé trai 10 tuổi chết vì ông cố qua đời, người mẹ quá đau đớn nên cũng không sống nổi. Hội chứng trái tim tan vỡ khiến bác sĩ đã yêu cầu toàn bộ gia đình, họ hàng đến bệnh viện kiểm tra.

Bi kịch của một gia đình người Anh đã khiến các chuyên gia tim mạch gióng lên hồi chuông cảnh báo về hội chứng "trái tim tan vỡ" và những cơn đau ngực tưởng chừng như vô hại.

Ba đám tang nối tiếp vì hội chứng "trái tim tan vỡ" - 1

Ba người trong gia tình đã lần lượt qua đời: ông cố chết vì tuổi già, hai mẹ con chết vì hội chứng trái tim tan vỡ như một phản ứng dây chuyền - Ảnh: THE SUN

Như một phản ứng dây chuyền, sau cái chết của ông cố, cậu bé Jak Fada (đến từ South Shields, Anh) bắt đầu phàn nàn về những cơn đau ngực. Jak vốn khỏe mạnh và không ai ngờ rằng những cơn đau vô hại đã khiến cậu qua đời tại bệnh viện chỉ vài giờ sau.

Vài tuần kế tiếp, nỗi đau mất con đã giết chết người mẹ 32 tuổi của Jak, cũng vì hội chứng trái tim tan vỡ như người con. Người thân phát hiện khá trễ nên không thể cứu kịp cô.

Sau hai cái chết liên tiếp đó, các bác sĩ đã phải yêu cầu toàn bộ họ hàng của họ đến bệnh viện để tầm soát nguy cơ, vì không ai dám chắc sẽ không có bi kịch tiếp theo.

Ba đám tang nối tiếp vì hội chứng "trái tim tan vỡ" - 2

Không ai ngờ cậu bé 10 tuổi này có thể chết vì cơn đau tim - ảnh: THE SUN

Theo tổ chức Heart Foundation, hội chứng trái tim tan vỡ là một bệnh về cơ tim, có thể xảy ra bất ngờ ở người hoàn toàn khỏe mạnh, khi họ phải hứng chịu một bi kịch như người thân chết, tan vỡ hôn nhân, tình yêu… Trái tim tan vỡ xảy ra khi một phần của tim tạm thời mở rộng và suy giảm nhiệm vụ bơm máu, trong khi các phần khác vẫn hoạt động bình thường và dần trở nên quá tải, cuối cùng là vỡ động mạch.

Đa phần người gặp hội chứng này có thể vượt qua, nếu được cấp cứu kịp thời và ngăn chặn tình trạng vỡ động mạch. Một số người sau khi trải qua hội chứng có thể tăng nguy cơ bệnh tim về sau.

Ba đám tang nối tiếp vì hội chứng "trái tim tan vỡ" - 3

Chứng kiến cái chết của người thân, bị người yêu phụ rẫy, ly hôn... đều có thể khiến bệnh nhân gặp hội chứng này - ảnh minh họa từ Internet

Hiện chưa có cách phòng ngừa cụ thể nào cho hội chứng này. Tuy nhiên, nguồn gốc của nó vẫn là các nỗi đau tinh thần nên nhiều bác sĩ cho rằng việc bên cạnh và giúp một người đang đau khổ vơi bớt nỗi đau có thể mang lại hiệu quả cao.

Ngoài ra, hội chứng này hay bị bỏ qua, dẫn đến cấp cứu trễ vì người ta không nghĩ một cơn đau ngực nhẹ ở người khỏe mạnh, chưa có tiền sử bệnh tim là nguy hiểm. Vì vậy, hãy cẩn thận với cơn đau ngực dù bạn không bị bệnh tim.

”Trái tim tan vỡ” và sự thật về hội chứng kỳ lạ trong lịch sử y học

Vào những năm 1990, các bác sĩ lần đầu tiên phát hiện ra một căn bệnh kỳ lạ khiến tim phình to như một quả bóng. Tuy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo A. Thư (Người Lao Động)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN