Ăn mì tôm nhiều có gây nóng, mọc mụn chi chít trên mặt?

Sự kiện: Sống khỏe

Nhiều ngưởi rất thích mì ăn liền nhưng lại sợ nóng. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ lý giải và hướng dẫn ăn mì đúng cách.

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, xét về bản chất, dầu (chất béo) cũng không phải nguyên nhân gây nóng dù theo quan điểm Đông y hay Tây y. Thực ra lượng dầu trong mì ăn liền, bao gồm luôn cả gói dầu gia vị chiếm khoảng 13-17g (trong sản phẩm 75g). Hãy thử tưởng tượng nếu bạn ăn hết 4 miếng đậu rán thì lượng chất béo bạn nạp vào khoảng 11,3g tương đương với ăn một bát mì ăn liền. Hay lượng dầu cũng chỉ nhỉnh hơn 1g so với việc ăn một bát phở. Nên có thể khẳng định dầu mỡ trong mì ăn liền không gây nóng.

Theo chuyên gia, dầu mỡ trong mì ăn liền không gây nóng.

Theo chuyên gia, dầu mỡ trong mì ăn liền không gây nóng.

Trong khi đó, PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, bản thân bà cũng là một người rất thích ăn mì ăn liền. Sử dụng thường xuyên ngày nào cũng mì ăn liền là bữa ăn hơi đơn điệu, nếu chỉ có mỳ không. Không có thực phẩm nào tốt nhất kể cả món bản thân yêu thích, không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Vì vậy nếu thường xuyên sử dụng mỳ ăn liền, coi nó là thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc, cung cấp chất bột đường, trong gói mỳ thì có thêm chất béo, một số thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn liên tục thì chưa đủ chất xơ, vitamin, khoáng… vì vậy, mọi người nên thay đổi cách ăn mỳ ăn liền.

Vì thế, để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng khi sử dụng mì ăn liền, cần lưu ý nên kết hợp ăn mì với nhiều loại rau như: Mắm rau cải, lạng giá đỗ… cũng sẽ cải thiện tình trạng thiếu chất xơ, khoáng chất, để bổ sung chất đạm có thể cho thêm vài lát thịt, vài con tôm, quả trứng giúp bạn có bữa ăn cân đối hài hòa hơn.

Muốn khỏe mạnh cũng thì bạn nên duy trì chế độ ăn không chỉ đa dạng mà còn cân đối và hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nếu ngày 3 gói mì thì không cung đủ năng lượng cần thiết hằng ngày cho cơ thể (2,000 – 2,500kcal), đặc biệt đối với người lao động nặng và lứa tuổi đang phát triển.

Khi chúng ta lựa chọn mỳ ăn liên thường là do vội ăn ngay và luôn, giờ thêm nắm giá đỗ và rau cải thì làm sao làm được, thêm thịt và tôm lại mất thời gian chuẩn bị.

Do đó, lúc , mọi người có thể thay tạm vài bữa rau bằng quả táo, trái cây tươi như ổi có thể bù lại một phần. Với chất đạm không có tôm, thịt thì kèm ăn viên phô mai, uống hộp sữa, nhẹ nhàng nhưng có thể có bữa ăn khá thịnh soạn, khá cân đối trong điều kiện vội vàng.

Về tình trạng nổi mụn sau khi ăn mì, có thể do nhiều yếu tố và rơi vào một số trường hợp sau đây:

Thứ nhất, những người người bận rộn, thường ăn thức ăn nhanh, đồ uống sẵn như nước ngọt, nước ngọt có ga, chế độ ăn uống không hợp lý, ảnh hưởng đến cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Những yếu tố này đều góp phần làm rối loạn các quá trình chuyển hóa, hấp thu của thực phẩm trong cơ thể, từ đó có thể dẫn đến các thay đổi về hormone, và có thể dẫn đến tình trạng mụn.

Thứ hai, là học sinh, sinh viên là nhóm bạn trẻ, đây là lứa tuổi các hormone giới tính đang hoạt động mạnh mẽ, cộng thêm giao lưu nhiều, ít quan tâm bảo vệ da, da mặt sẽ phải tiếp xúc nhiều với mồ hôi, bụi bẩn làm tăng nguy cơ hình thành mụn.

Đây là hai nhóm đối tượng dễ nổi mụn, chứ không phải do nóng trong người, hoặc ăn thực phẩm nóng.

Nguồn: [Link nguồn]

Khoai tây và khoai lang loại nào dinh dưỡng hơn?

Khoai lang thường được cho là lành mạnh hơn khoai tây, nhưng trong thực tế cả hai loại đều rất bổ dưỡng. Trong khi khoai...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN