6 yếu tố gây nguy cơ loãng xương, ai cũng cần biết để phòng bệnh

Loãng xương nếu không được điều trị sớm rất dễ dẫn đến nguy cơ bị đau lưng, còng lưng do cột sống bị sụp...

Loãng xương là căn bệnh không gây chết người nhưng là mối đe dọa đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Đa số những người càng nhiều tuổi, mật độ xương càng giảm và loãng dần, đặc biệt là những người nhỏ bé, người tiền sử gia đình bị loãng xương, mãn kinh sớm hay bị cắt buồng trứng.

Khi bị loãng xương sẽ làm mất khả năng vận động tự nhiên của cơ thể, từ đó gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được điều trị rất dễ dẫn đến nguy cơ bị đau lưng, còng lưng do cột sống bị sụp. Nguy cơ gãy xương hông, xương đùi, xương cẳng chân cao hơn nếu bị ngã.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

5 dấu hiệu loãng xương dễ nhận biết nhất

Bệnh loãng xương ở thời gian đầu không có triệu chứng gì đặc biệt nên rất khó để nhận ra. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý trong những trường hợp đặc biệt sau:

Đau nhức xương

Thường xuất hiện ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể (cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối), đau nhiều lần nếu là sau chấn thương, đau âm ỉ nếu là tự phát. Đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.

Đau cột sống

Đau như thắt ngang cột sống hoặc đau lan sang một hoặc hai bên mạn sườn thần kinh tọa. Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế. Lúc nằm người bệnh thường cảm thấy dễ chịu hơn.

Biến dạng cột sống

Cột sống sẽ biến dạng đường cong bình thường, như gù, vẹo, còng lưng, chiều cao của cơ thể giảm vài cm so với tuổi lúc còn trẻ (bởi loãng xương làm cho các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún).

Rối loạn các chức năng

Dấu hiệu toàn thân thường gặp là cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút, ra mồ hôi.Các triệu chứng bệnh loãng xương còn thường gặp kèm theo các rối loạn khác của tuổi già như béo bệu, giãn tĩnh mạch chân, thoái hóa khớp, cao huyết áp, vữa xơ mạch máu…

6 yếu tố gây nguy cơ gây loãng xương

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Do tuổi tác

Tuổi tác là yếu tố chính góp phần vào sự phát triển của bệnh loãng xương. Khi chúng ta già đi, bộ xương của mình bắt đầu mất nhiều xương hơn. Hầu hết các chuyên gia đề nghị tầm soát loãng xương bắt đầu từ 65 tuổi, đặc biệt là đối với phụ nữ, nhưng những người dưới 65 tuổi có nguy cơ gãy xương cao cũng nên bắt đầu tầm soát loãng xương sớm hơn.

Do thuốc men

Bên cạnh tác dụng chữa bệnh một số thuốc cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây loãng xương. Vì một lý do nào đó, nếu dùng corticosteroid đường uống và tiêm trong thời gian dài, có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh loãng xương. Thuốc tuyến giáp, thuốc hóa trị và những thuốc khác cũng có thể dẫn đến phát triển bệnh loãng xương.

Do bệnh lý

Loãng xương do một tình trạng bệnh lý khác gây ra được gọi là loãng xương thứ phát. Các tình trạng bệnh lý liên quan đến loãng xương bao gồm bệnh đái tháo đường, các bệnh viêm tự miễn, bệnh tuyến giáp, hội chứng kém hấp thu...

Nếu dùng corticosteroid đường uống và tiêm trong thời gian dài, có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh loãng xương.

Do người có bộ khung xương nhỏ

Phụ nữ gầy và nhỏ nhắn có nguy cơ cao bị loãng xương. Một lý do là vì họ bắt đầu có ít xương hơn so với phụ nữ có trọng lượng cơ thể và khung hình cơ thể lớn hơn. Tương tự, những người đàn ông có cấu trúc xương nhỏ hơn cũng có nguy cơ loãng xương cao hơn những người đàn ông to và nặng hơn.

Do di truyền

Xu hướng di truyền mắc bệnh loãng xương có thể ghi nhận từ tiền sử gia đình. Một người có thể dễ bị loãng xương hơn nếu cha mẹ của bạn mắc bệnh này.

Các yếu tố nguy cơ liên quan lối sống

Có nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ về lối sống nằm trong tầm kiểm soát và có thể điều chỉnh được, gồm không nhận được đủ vitamin D và canxi, lối sống ít vận động, hút thuốc lá, uống rượu nhiều,...

Nguồn: [Link nguồn]

5 loại thực phẩm cần tránh khi bạn bị loãng xương

Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe của xương như canxi, vitamin D và protein, người bệnh loãng xương cần lưu ý tránh các loại thực phẩm có thể làm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN