5 hành vi này đang dần “ngốn” hết tuổi thọ của bạn, hành vi thứ nhất thường bị bỏ qua
Ngoài yếu tố di truyền, độ dài tuổi thọ của một người về cơ bản được quyết định bởi những thói quen cá nhân mắc phải.
Tác động chính đến tuổi thọ của con người là gì? Ngoài yếu tố di truyền thì các yếu tố khác có thể kiểm soát được. Do đó, độ dài tuổi thọ của một người về cơ bản được quyết định bởi những thói quen cá nhân mắc phải.
Nếu bạn duy trì thói quen sinh hoạt và ăn uống không tốt trong thời gian dài thì tuổi thọ của bạn sẽ bị "tiêu hao" từ từ, duy trì thói quen sinh hoạt và ăn uống tốt có thể kéo dài tuổi thọ.
5 hành vi này đang dần "ngốn" mạng sống của bạn.
Thứ năm, thức khuya
Dịch vụ nghiên cứu thị trường Q&Me đã tiến hành một khảo sát để xem chi tiết thêm về giấc ngủ và thói quen ngủ của người Việt với 500 người dưới 39 tuổi. Khảo sát được được thực hiện từ 14/02/2015 đến 17/02/2015 cho thấy, thời lượng ngủ trung bình là 7 giờ.
Đến năm 2019, kết quả cuộc "Khảo sát thói quen nghỉ ngơi" mùa thứ hai, do Princess Cruises và Wakefield Research thực hiện, vừa được công bố ngày 10/9/2019 cho thấy, thói quen ngủ xấu xuất hiện và kết thúc không liên quan đến các kỳ nghỉ. Thiếu ngủ là tình trạng chung của người Việt khi 2/5 số người tham gia khảo sát (37%) cho biết họ đang bị thiếu ngủ. Thời gian đi ngủ còn bị ảnh hưởng khi có khoảng 16% và 9% số người Việt dùng đồ uống nóng chứa caffeine hoặc bia rượu trước khi ngủ.
Thức khuya có những nguy hiểm gì? Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu người lớn thiếu ngủ 3 đêm liên tục, chức năng của hệ thống miễn dịch có thể giảm 60% trong thời gian ngắn, và thức khuya càng lâu càng có hại cho hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, thức quá khuya còn gây hại cho thị lực, hại da, gây béo phì, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, cùng với đó là những nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ.
Thứ tư, thừa cân
Trên toàn cầu, thừa cân và béo phì đã trở thành yếu tố nguy cơ tử vong đứng hàng thứ 5 trên toàn thế giới, với 2,8 triệu ca tử vong do béo phì mỗi năm.
Ở Việt Nam, tỷ lệ thừa cân, béo phì có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là ở khu vực thành phố. Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 của Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020.
Nhiều người chưa hiểu rõ tác hại của béo phì, nhưng thực tế béo phì là nguyên nhân của nhiều bệnh mãn tính, như gan nhiễm mỡ, cao huyết áp (94% nguy cơ cao huyết áp), tiểu đường, bệnh tim mạch vành (gấp 5 đến 10 lần những người không béo phì), ung thư...
Béo phì là nguyên nhân của nhiều bệnh mãn tính, như gan nhiễm mỡ, cao huyết áp. Ảnh minh hoạ
Thứ ba, ít vận động
Theo số liệu điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 1,4 tỷ người trưởng thành trên thế giới thiếu hoạt động thể chất, điều này làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não, tiểu đường, Alzheimer và ung thư. Không chỉ vậy, số người chết hàng năm trên toàn cầu do không hoạt động thể chất cao tới 5,3 triệu người.
Tác hại của việc ít vận động không chỉ là béo phì (mặc dù bản thân béo phì đã đủ có hại), các bệnh mãn tính và ung thư khác nhau có liên quan mật thiết đến việc thiếu vận động, chẳng hạn như lười vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên 250%.
Thứ hai, hút thuốc và uống rượu
Những hiểm họa của việc hút thuốc lá đơn giản là quá nhiều để liệt kê, có hơn 6.000 loại chất hóa học được tạo ra khi đốt thuốc lá và có gần 100 loại chất gây ung thư.
GS Ngô Quý Châu - Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam cho biết, mỗi năm trên thế giới có khoảng 7 triệu người chết do hút thuốc lá, 900.000 người chết do hít khói thuốc thụ động. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Các chuyên gia dự đoán, đến năm 2030, con số này có thể tăng lên tới 70.000 người/năm.
Các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Ảnh minh hoạ
Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam đang nằm trong số 15 quốc gia có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động. Tỉ lệ hút thuốc ở nam giới đang chiếm mức 45,3%, nữ là 1,1%.
Nhiều người chỉ biết hút thuốc lá gây hại cho phổi mà không biết rằng hút thuốc lá có thể gây ra hàng tá bệnh ung thư, trong 8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới thì có 6 nguyên nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc hút thuốc lá có thể gây tổn thương hầu hết các cơ quan trong cơ thể.
Ngành Y tế cho biết, các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam, gây ra khoảng 40.000 ca tử vong mỗi năm, đồng nghĩa với việc trung bình có hơn 100 người chết vì thuốc lá mỗi ngày. Nếu không có sự can thiệp khẩn cấp, ước tính số ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá sẽ tăng gấp đôi trong thời gian tới. Một nghiên cứu của bệnh viện K cho thấy, có đến 90% ca ung thư phổi có hút thuốc lá, những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc. Nếu hút 20 điếu/ngày sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi gấp 26 người không hút.
Tác hại của việc nghiện rượu đối với cơ thể cũng không hề nhỏ, Tổ chức Y tế Thế giới từ lâu đã liệt rượu vào chất gây ung thư, tức là dù uống một lượng nhỏ cũng chỉ gây hại cho cơ thể. Nước ta chiếm 700.000 trong số 3,3 triệu ca tử vong do nghiện rượu mỗi năm.
Nhìn chung, bia rượu liên quan đến 200 căn bệnh, thương tật và là nguyên nhân của 5% gánh nặng y tế trên toàn cầu. Theo WHO, khoảng 237 triệu đàn ông và 46 triệu phụ nữ trên thế giới gặp các rối loạn sức khỏe do rượu bia, chủ yếu tập trung tại châu Âu và Mỹ. |
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, uống rượu có liên quan đến hơn 200 vấn đề sức khỏe, bao gồm 7 bệnh ung thư. Cũng theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong hơn 3 triệu cái chết mỗi năm do bia rượu gây ra, quá 75% là nam giới.
Lý do phổ biến nhất dẫn đến tử vong sau khi sử dụng bia rượu là chấn thương, chiếm 28%, CNN dẫn báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tiếp đó, 21% bởi rối loạn tiêu hóa và 19% vì bệnh tim mạch. Các trường hợp tử vong còn lại do mắc bệnh truyền nhiễm, ung thư, rối loạn tâm thần và các vấn đề khác.
Ước tính, việc sử dụng rượu, bia ở Việt Nam dẫn tới 79.000 người tử vong (trong năm 2016). Hàng trăm nghìn người khác phải nhập viện điều trị vì các bệnh liên quan đến rượu, bia.
Thứ nhất, cảm xúc tiêu cực
Nhiều người không nhận thức được mối nguy hại đối với sức khỏe của những cảm xúc tiêu cực. Trong 4 yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì cân bằng tâm lý chiếm 30%, là yếu tố chiếm tỷ trọng cao nhất trong các yếu tố, còn di truyền chỉ chiếm 15%, khám chữa bệnh chiếm 8%.
Có thể nói, một thái độ sống tốt là yếu tố quan trọng nhất quyết định một người có khỏe mạnh hay không. Ảnh minh hoạ
Một nghiên cứu từ châu Âu cho thấy, một thái độ tốt có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống khác nhau của cơ thể như hệ bạch huyết, hệ miễn dịch, hệ nội tiết,… Thái độ lạc quan lâu dài có thể kéo dài tuổi thọ trung bình của con người thêm 7,5 năm.
Cảm xúc tiêu cực sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của một người, phá vỡ hệ thống nội tiết, tăng khả năng mắc bệnh và do đó ảnh hưởng đến tuổi thọ của một người.
Nguồn: [Link nguồn]
Loại bỏ những chất độc trong cơ thể bằng 5 loại thực phẩm này sẽ giúp bạn sống thọ và cải thiện tinh thần.