4 sai lầm cần tránh khi bị ốm sốt, đây là tất cả những điều nên và không nên làm khi bị sốt để phòng biến chứng

Khi bị sốt, tuyệt đối không nôn nóng tự ý kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt để giảm nhiệt độ nhanh vì dùng thuốc quá liều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

Sốt là kết quả phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể với tác nhân gây bệnh, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hay các chất độc xâm nhập từ bên ngoài trong cơ thể. Nhiệt độ cơ thể một người bình thường khoảng 37°C, trong một ngày, nhiệt độ dao động khoảng 0,5°C xung quanh nhiệt độ bình thường.

Sốt nghĩa là nhiệt độ cơ thể cao hơn giới hạn bình thường. Về mặt y tế, sốt cần được theo dõi khi trên 38°C. Nếu dưới 38°C, sốt không cần điều trị trừ phi có các triệu chứng đáng lo ngại khác.

Hầu hết sốt là phản ứng có lợi giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Việc kiểm soát sốt nhằm mục đích làm giảm cảm giác khó chịu cơ thể.

Trẻ em dưới 6 tuổi, nếu sốt trên 38°C cần đến viện để các bác sĩ thăm khám. Sốt trên 40°C có thể rất nguy hiểm vì với nhiệt độ này các hoạt động của cơ thể sẽ bị rối loạn nghiêm trọng, cần phải được xử trí hạ sốt kịp thời. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sốt kèm những dấu hiệu này cần đến viện ngay

- Sốt bất kể nhiệt độ ở trẻ dưới 6 tuần tuổi.

- Sốt trên 38°C ở trẻ dưới 3 tháng tuổi.

- Sốt trên 24 giờ ở trẻ dưới 2 tuổi.

- Sốt trên 39,5°C ở người lớn.

- Sốt trên 3 ngày không giảm.

Sốt kèm theo các biểu hiện khác như co giật, không tỉnh táo, đau đầu dữ dội, gáy cứng, nổi ban đỏ, chảy máu chân răng, nôn liên tục, tiểu buốt và bất kể triệu chứng nào khi chúng ta lo lắng.

5 nhóm thực phẩm nên bổ sung khi bị ốm sốt

Uống nhiều nước

Nước đóng vai trò quan trọng cho các hoạt động sống của cơ thể. Khi bị bệnh, nếu không bổ sung nước đầy đủ thì sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Do đó bạn được khuyến khích uống nhiều nước khi sốt để giảm bớt nhiệt độ cơ thể, đồng thời làm loãng đờm, nước mũi, giúp cơ thể nhanh hồi phục.

Tốt nhất nên uống nước ấm, không nên uống nước đá hoặc nước lạnh.

Ăn thức ăn lỏng

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cháo, bún, phở là các loại thức ăn nhiều nước giúp bạn dễ ăn hơn trong lúc mệt mỏi, khi cổ họng đang đau. Nên ăn chung với các loại thịt để bổ sung chất dinh dưỡng như thịt gà, đặc biệt là thịt gà ác còn có tác dụng chống mất nước và viêm nhiễm.

Tăng cường nước hoa quả, sinh tố

Các loại trái cây như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… là những loại trái cây đặc biệt có tác dụng trong lúc bị ốm vì chứa nhiều các loại vitamin và các chất điện giải.

Để tạo cảm giác ngon miệng và dễ ăn trong lúc ốm, nên chế biến thành các loại trái cây thành nước hoa quả hoặc sinh tố đễ cơ thể dễ hấp thụ hơn, nhưng không nên cho nhiều đá.

Tăng cường rau xanh

Các món ăn chế biến từ rau xanh có tác dụng hạ sốt và bổ sung nước trong cơ thể. Tất nhiên, bạn nên lựa chọn loại rau tươi ngon nhất và nhất định phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tăng cường sữa chua

Ăn sữa chua có tác dụng cung cấp thêm lợi khuẩn cho đường ruột. Chúng giúp cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn. Điều này có ý nghĩa rất lớn, nhất là khi bạn đang ốm và không thể ăn được nhiều.

Người bị ốm sốt nên kiêng ăn gì?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hạn chế thực phẩm khó tiêu hóa

Tránh ăn thức ăn nặng như thịt đỏ, mỡ, thức ăn chiên, nướng hoặc rán. Những loại thực phẩm này có thể tăng tải cho hệ tiêu hóa và làm cho bạn cảm thấy khó chịu hơn.

Hạn chế thực phẩm nhiều đường

Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường như đồ ngọt, bánh kẹo, đồ uống có ga và nước giải khát có đường. Đường có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ vi khuẩn và vi rút phát triển.

Hạn chế thực phẩm giàu chất béo

Tránh ăn thực phẩm có nhiều chất béo như thực phẩm nhanh, thức ăn chiên và thực phẩm có nhiều dầu mỡ. Chất béo có thể làm gia tăng cảm giác khó tiêu và làm tăng tải cho hệ tiêu hóa.

Thực phẩm có chứa chất kích thích

Hạn chế tiêu thụ thức ăn hoặc đồ uống có chứa cà phê, trà và đồ uống có chứa cafein, chất kích thích như rượu, nước có cồn, thuốc lá và các loại đồ uống có chứa chất kích thích như năng lượng.

4 sai lầm cần tránh khi bị ốm sốt

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 - Không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt nhằm giảm nhiệt độ nhanh vì có thể dẫn đến dùng thuốc quá liều và gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

- Không đắp chăn ấm, mặc nhiều áo khi bị sốt cao dễ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và càng rét run. Mở cửa thoáng phòng.

- Không nên kết hợp cùng lúc nhiều cách hạ sốt: uống thuốc, ngâm người vào bồn nước ấm… có thể khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, rất nguy hiểm.

- Không chườm lạnh sẽ làm co mạch khiến nhiệt không thể thoát ra ngoài qua lỗ chân lông.

Nguồn: [Link nguồn]

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà đúng cách

TS.BS Lê Ngọc Duy – Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, BV Nhi Trung ương hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN