12 cách chữa căn bệnh nhiệt miệng đáng ghét

Sự kiện: Sống khỏe

Bạn có biết nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì hay làm thế nào để bạn có thể thoát khỏi nó một cách nhanh nhất ? Bạn có thể có những bài thuốc riêng để trả lời cho câu hỏi "Bị nhiệt miệng uống thuốc gì?".

Nhiệt miệng là căn bệnh thường lây lan trong gia đình có thể do di truyền hoặc do dùng chung vật dụng hàng ngày và phụ nữ thường mắc nhiều hơn nam giới. Do đó,trước khi tìm cho mình bài thuốc phù hợp, hãy tìm hiểu một chút về căn bệnh này.

Nhiệt miệng là gì ?

Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Nó còn được gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer).

Một vết nhiệt miệng nói chung thường hình tròn hoặc oval, màu trắng hoặc vàng ở giữa và đỏ ở viền xung quanh. Miệng của bạn có thể bị ngứa hoặc rát một chút trước khi vết loét hình thành trong miệng.

Không giống như mụn nước hay lở miệng (gây ra từ virus herpes), nhiệt miệng không bao giờ nằm bên ngoài miệng, và chúng hoàn toàn không lây lan. Tuy nhiên, chúng có thể gây đau nhức, và sẽ càng đau khi ăn hoặc nói.

12 cách chữa căn bệnh nhiệt miệng đáng ghét - 1

Các loại nhiệt miệng và triệu chứng:

- Thường có hình oval nhỏ với viền đỏ xung quanh.

- Có thể gây đau nhức, đặc biệt là khi ăn.

- Kéo dài từ 1 đến 2 tuần và không để lại sẹo.

Một số triệu chứng thông thường:

- Sốt

- Khó chịu hoặc lo lắng (bất ổn)

- Sưng hạch bạch huyết

Nguyên nhân:

Nguyên nhân chính xác của nhiệt miệng vẫn chưa rõ, nhưng theo quan niệm thì một vài nhân tố có thể gây ra nhiệt miệng, như:

- Vô tình cắn vào má.

- Những thực phẩm gây tổn thương vùng miệng (thường là đồ ăn chua, đồ ăn cay hoặc chứa gluten).

- Tổn thương do vệ sinh răng miệng (đánh răng quá mạnh, bàn chải hoặc nước súc miệng chứa sodium lauryl sunfate).

- Căng thẳng.

- Thay đổi hoóc môn (nội tiết tố).

- Do vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng Helicobacter pylori.

- Thiếu vitamin B, kẽm, axit folic hoặc sắt.

- Nhiệt miệng cũng xảy ra khi bạn mắc phải một số bệnh, như:

- Virus ức chế miễn dịch như HIV hoặc AIDS.

- Bệnh Celiac, một loại rối loạn tự miễn dịch, có thể bị di truyền, do hấp thụ gluten dẫn tới tổn thương ruột non. Theo ước tính, cứ 100 người trên toàn thế giới thì có một người mắc bệnh.

- Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc một số vấn đề về viêm ruột.

- Bệnh Behcet, một bệnh tự miễn hiếm gặp, do rối loạn tự viêm không rõ nguồn gốc gây viêm khắp cơ thể, bao gồm cả miệng.

12 bài thuốc tự nhiên chữa nhiệt miệng

Phần lớn các vết loét nhiệt rất nhỏ, sẽ tự biến mất sau 1 hoặc 2 tuần và không để lại sẹo. Nhưng ngay cả khi chúng có nhỏ, thì 7 đến 14 ngày đau nhức khó chịu trong miệng là điều không ai mong muốn.

Rất may, ngoài việc lựa chọn thuốc trị nhiệt miệng có rất nhiều cách tự nhiên để giảm đau và chữa bệnh, bắt đầu với bài thuốc số 1 trong danh sách của chúng tôi – ngoài ra, chúng tôi còn có 12 ý tưởng tuyệt vời hơn để sơ cứu chứng bệnh này.

1. Tự pha nước súc miệng

Pha một thìa cà phê muối nở (baking soda), 2 muỗng nước ép lô hội (nha đam) vào ½ cốc nước ấm. Nhấp 1 ngụm nhỏ và súc miệng trong ít nhất 10 giây. Lặp lại đến khi hết nước súc miệng và không được nuốt. Thực hiện một lần mỗi ngày đến khi hết nhiệt miệng.

Công thức đơn giản và siêu hiệu quả này gần như là một loại thuốc nhiệt miệng, chắc chắn sẽ giảm viêm và giảm đau nhanh chóng.

2. Chườm lạnh

Ngậm một viên đá nhỏ để làm dịu vết nhiệt và giảm viêm. Cái lạnh của đá làm chậm lượng máu đến vết loét, do đó giảm đau và sưng.

12 cách chữa căn bệnh nhiệt miệng đáng ghét - 2

3. Cẩn trọng trong ăn uống

Tránh đồ ăn nướng hoặc rán; đồ cay nóng hoặc chua là nguyên nhân tăng nhiệt miệng và gây đau.

4. Tăng cường các loại vitamin B

Việc bổ sung vitamin B12 như một loại thuốc chữa nhiệt miệng giúp ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát, kể cả với những người không thiếu vitamin. Theo nghiên cứu, lượng vitamin B12 cần sử dụng là 1 mg/ngày, ngày hai lần trong vòng 6 tháng.

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin nhóm B hàng ngày rất cần cho cơ thể, đặc biệt thiếu thiamin (B1) cũng làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.

5. Bổ sung sắt

Để biết cách bổ sung chính xác lượng sắt hoặc nếu cần bổ sung sắt trong bữa ăn, bạn cần được chuẩn đoán lượng sắt thiếu từ các chuyên gia qua các xét nghiệm của mình.

6. Sữa chua

Mỗi ngày ăn một cốc sữa chua sẽ rất tốt cho việc chữa khỏi nhiệt miệng. Khi các lợi khuẩn trong sữa chua đi qua miệng sẽ chữa lành vết nhiệt, và  cái mịn, mát của sữa chua giúp giảm đau.

12 cách chữa căn bệnh nhiệt miệng đáng ghét - 3

7. DGL - Deglycyrrhizinated  (một hoạt chất chiết xuất từ rễ cam thảo)

Theo nghiên cứu, những người bị bệnh súc miệng dung dịch DGL 4 lần một ngày với nước ấm, đều thấy giảm đau. 75% bệnh nhân cải thiện được 50 – 75% vết loét trong một ngày và hoàn toàn lành lặn trong 3 ngày.

Cách pha nước súc miệng, trộn ½ thìa cà phê DGL với ¼ cốc nước, súc miệng 4 lần mỗi ngày để giảm cơn đau. Bạn có thể bổ sung chiết xuất từ rễ cam thảo dưới dạng viên nén nhai được 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.

8. Giấm táo

Pha giấm táo với nước ấm, tỷ lệ bằng nhau, và dùng súc miệng hằng ngày để nhanh chóng làm biến mất các vết loét miệng. Giấm táo có chứa axit acetic, có khả năng diệt vi khuẩn đồng thời gia tăng các lợi khuẩn. Giấm táo chủ yếu có vai trò như một kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt miệng.

12 cách chữa căn bệnh nhiệt miệng đáng ghét - 4

9. Nước oxi già

Dùng bông thấm trực tiếp dung dịch oxi già loãng (½ nước – ½ oxi già) vào vết loét miệng. Không ăn hoặc uống sau một tiếng điều trị, thực hiện sát khuẩn hàng ngày.

10. Chè (trà đen)

Lần tới, khi bạn uống chè, hãy giữ lại túi chè lọc nếu bị nhiệt miệng, vì rất đơn giản, chỉ cần đắp túi chè ướt vào vết loét, nó sẽ làm giảm đau và viêm. Bạn phải cảm ơn chất tannin trong chè vì những lợi ích hiệu quả.

11. Viên ngậm kẽm

Thiếu kẽm cũng liên quan đến nhiệt miệng, vì vậy việc chữa trị có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bổ sung kẽm dài hạn.

Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy việc bổ sung thêm 150 mg kẽm mỗi ngày làm giảm nhiệt miệng từ 50 đến 100%. Những bệnh nhân thiếu kễm sẽ thấy những tác dụng phù hợp nhất. Ngậm một viên kẽm tốt và chất lượng là cách tốt nhất để nhanh chóng chữa bệnh nhiệt miệng.

12. Nói không với các lọi nước súc miệng, kem đánh răng chứa Sodium Lauryl Sulfate

Hoàn toàn tránh sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate, đây là một chất tạo bọt gây nhiệt miệng và tái phát nhiệt miệng. Một nghiên cứu được tiến hành ở Na Uy chỉ ra mối quan hệ giữa sodium lauryl sulfate và tỷ lệ mắc nhiệt miệng. Người ta thấy rằng hiệu ứng biến tính của sodium lauryl sulfate trên lớp niêm mạc miệng, tiếp xúc với các tế bào biểu mô cơ, làm gia tăng nhiệt miệng.

Khi nào cần gặp nha sĩ ?

Lấy hẹn gặp bác sĩ nếu bạn bị nhiệt kèm theo sốt, tiêu chảy, nhức đầu hoặc phát ban ở da. Nếu vết loét lớn một cách bất thường, kéo dài hơn hai tuần, khoét sâu vào môi mình hoặc tiết dịch quá thường xuyên, thì cách tốt nhất là đi khám.

Bạn cũng có thể đi khám nha sĩ nếu răng khểnh hoặc việc về sinh răng miệng gây ra nhiệt miệng.

Chỉ 3 ngụm nước này, bạn đánh bay nhiệt miệng

Giáo sư Hứa Văn Thao – Phó Viện trưởng Viện Y học Bản địa cho biết có tới 20 % dân số bị nhiệt miệng với các triệu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khuê Vũ ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN