Mặc Covid-19, lão nông Nam Định nuôi cả nghìn con mãng xà cực độc vẫn thu lãi lớn

Trong khi hàng trăm hộ dân nuôi rắn gặp khó khăn phải bỏ chuồng trại, hàng nghìn con rắn hổ mang bị bỏ đói tới chết do ảnh hưởng của Covid-19 thì lão nông này, bằng cách riêng vẫn thu về hàng trăm triệu đồng từ việc nuôi rắn hổ mang.

Hơn 1 năm qua, người nuôi rắn hổ mang khắp các tỉnh lâm vào tình trạng khó khăn chưa từng có. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến toàn bộ rắn hổ mang và trứng rắn không xuất khẩu được. Hàng loạt hộ nuôi rắn phải bán tống bán tháo số rắn trong chuồng cùng với trứng rắn với giá rẻ để bù lỗ.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều hộ gia đình nuôi rắn quy mô lớn thua lỗ hàng tỷ đồng, thậm chí là phá sản.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều hộ gia đình nuôi rắn quy mô lớn thua lỗ hàng tỷ đồng, thậm chí là phá sản.

Không những thế, có gia đình phải đổ bỏ trứng rắn xuống ao vì không có người mua và bỏ đói hàng nghìn con rắn trong chuồng do không có tiền mua thức ăn duy trì, ôm lỗ hàng tỷ đồng.

Thế nhưng, năm vừa qua, trại nuôi rắn hổ mang của ông Vũ Đình Toàn, trú tại xã Tân Thành, huyện Vụ Bản (Nam Định) không những không lỗ mà vẫn thu về hàng trăm triệu đồng.

Nhẹ nhàng mở nắp hầm nuôi rắn của gia đình, ông Toản chỉ về phía từng con rắn hổ mang phì phì đến rợn người đang ôm ổ trứng trắng phau ở bụng rồi cho biết: “Mọi năm, trứng bán được 40-50.000 đồng/quả, coi như gần đủ tiền mua thức ăn cả năm cho đàn rắn nhưng năm vừa rồi, không bán được, mang ngâm rượu và mang cho hết. May quá, năm nay giá trứng lại cao chót vót rồi”.

Mỗi con rắn hổ mang có thể đẻ từ 10-20 quả trứng/lứa.

Mỗi con rắn hổ mang có thể đẻ từ 10-20 quả trứng/lứa.

Nuôi rắn hơn 20 năm nay nhưng ông Toản cho biết, trại nuôi rắn của gia đình ông được hình thành từ vài con rắn do bố của ông bắt về nuôi và gây giống. Đến nay, lúc nào trong nhà ông cũng có khoảng hơn 2.000 con rắn.

Là 1 trong 2 trại nuôi rắn duy nhất của huyện Vụ Bản, rắn nhà ông Toản nuôi được phục vụ chủ yếu cho các nhà hàng và nhu cầu của người dân trên địa bàn. Hơn nữa, gia đình ông lại có truyền thống nấu cao rắn nên rắn nuôi được chưa khi nào bị mất giá hoặc phải bù lỗ.

Theo ông Toản, trước đây bố của ông là thợ chuyên đi nấu cao thuê khắp các tỉnh miền Bắc. Sau khi nuôi rắn hổ mang thành công, ông lại nấu cao rắn để bán. Tiếng gần đồn xa, cao rắn hổ mang nhà ông xa gần đều biết và tìm đến mua.

 Vì vậy, rắn nhà ông nuôi được chỉ giữ lại nấu cao và cung cấp cho nhà hàng quanh vùng, chưa năm nào phải phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.

Không quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên gia đình ông Toản vẫn có thể chủ động trong việc tiêu thụ rắn.

Không quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên gia đình ông Toản vẫn có thể chủ động trong việc tiêu thụ rắn.

“Tôi chỉ nghĩ là, nếu rắn xuất khẩu được sang Trung Quốc thì mình sẽ bán được giá cao hơn, lãi nhiều hơn chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào họ. Nếu họ không nhập nữa, mình vẫn có đủ lượng khách hàng truyền thống trong nước, không lo chuyện ế ẩm không bán được”, ông Toản phân tích.

Trước đây, rắn hổ mang được gia đình ông Toản nuôi chủ yếu để nhân giống bán thương phẩm hoặc để nấu cao phục vụ nhu cầu tại địa phương. Tuy nhiên, vào thời điểm Trung Quốc thu mua với giá cao, gia đình ông cũng bán cho thương lái xuất đi Trung Quốc.

Ngoài nuôi rắn hổ mang, ông Toản còn nuôi rắn hổ trâu.

Ngoài nuôi rắn hổ mang, ông Toản còn nuôi rắn hổ trâu.

Có thời điểm, trứng rắn được mua với giá 50.000 đồng/quả, rắn thương phẩm lên đến hơn 500 nghìn đồng/kg, thậm chí cách đây khoảng 10 năm giá rắn đạt kỷ lục khoảng 1,2 triệu đồng/kg. Lãi nhiều nhưng ông không tham, vẫn duy trì đàn rắn trong trại trên dưới 3.000 con. Trong đó, khoảng  1.000 con rắn giống, 1.000 con rắn thương phẩm, còn lại là rắn con.

Ngoài nuôi rắn hổ mang, ông còn nuôi rắn hổ trâu. Rắn ráo trâu nuôi nhanh lớn hơn, bán giá cao hơn, nhưng khó nuôi hơn rắn hổ mang.

“Thông thường rắn không ăn khi nhiệt độ xuống dưới 23 độ C nên vào mùa đông các hộ nuôi rắn hay để rắn “ngủ đông”  nhưng tôi vẫn dùng đèn sưởi, sưởi ấm chuồng để rắn ăn và không bị gầy, hao cân”, ông Toản phân tích.

Ông Toản bên trong khu nuôi rắn của gia đình.

Ông Toản bên trong khu nuôi rắn của gia đình.

Năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, trứng rắn không ai mua, ông giữ lại một phần để ấp nở nuôi tiếp, một phần mang ngâm rượu hoặc mang cho anh em, họ hàng. Rắn thương phẩm không bán được giá cao, ông vẫn bán được hơn 1 tấn rắn với giá 300-400.000 đồng/kg cho các nhà hàng lân cận và duy trì việc nấu cao rắn để bán.

“Con rắn là con vật duy nhất mà mọi bộ phận của nó có thể dùng làm thuốc. Vì vậy, cao rắn nhà tôi làm hơn 20 năm nay chưa bao giờ ế”, ông Toản khẳng định.

Cao rắn hổ mang thành phẩm được ông Toản bán ra với giá từ 700-800.000 đồng/100gr, tùy thời điểm.

Cao rắn hổ mang thành phẩm được ông Toản bán ra với giá từ 700-800.000 đồng/100gr, tùy thời điểm.

Bật mí về cách nấu cao rắn, ông cho hay, rắn để nấu cao phải được nuôi từ 2,5 năm trở lên. Sau khi mổ bỏ nội tạng, cắt khúc sẽ cho vào nấu, lọc và cô đặc trong 4 ngày 3 đêm. Mỗi tháng, ông nấu 1 lần cho thành phẩm khoảng 6kg cao rắn, bán với giá từ 700-800.000 đồng/100gr.

Trong năm 2020, gia đình ông vẫn mang về doanh thu từ 500-600 triệu đồng từ việc nuôi rắn hổ mang. Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận đạt khoảng 300 triệu đồng.

Hiện tại, đã vào mùa vụ sinh sản của rắn hổ mang và rắn hổ trâu, giá trứng rắn cũng được thương lái thu mua lại với giá cao. Cụ thể, trứng rắn hổ mang được mua với giá khoảng 30.000 đồng/quả, trứng rắn hổ trâu 65.000 đồng/quả, rắn thương phẩm khoảng 500.000 đồng/kg.

Rắn hổ mang và rắn hổ trâu đang vào mùa sinh sản và được thu mua với giá cao.

Rắn hổ mang và rắn hổ trâu đang vào mùa sinh sản và được thu mua với giá cao.

Theo y học hiện đại, cao rắn hổ mang toàn tính (tức là cao nấu từ cả thịt, da, xương, mật rắn) có chứa nhiều acid amin, saponozit, protit, folic axit và các khoáng chất quý như kali, canxi, sắt, magie, kẽm, vitamin A, D, B1, B2, B6, B9.. giúp tăng cường hoạt dịch cho khớp và tái tạo sụn khớp, phục hồi ổ viêm.

PGS.TS Lê Lương Đống – Viện trưởng Viện nghiên cứu YHCT Tuệ Tĩnh nhận định: Cao rắn hổ mang là dược liệu đầu bảng trị các bệnh về thấp khớp, tê bì chân tay, bán thân bất toại…

Các công dụng giảm đau tê, nhức mỏi, ngăn ngừa thoái hóa đã được chứng minh bằng kinh nghiệm dân gian, bằng lý luận y học cổ truyền và cả các công trình nghiên cứu của y học hiện đại.

Tuy nhiên, để chữa trị bệnh khớp hiệu quả, Cao rắn hổ mang phải được phối hợp với Cao Xương Dê cùng một số thảo dược: Phòng Phong, Ngưu Tất... thì mới giúp giảm rõ rệt mức độ đau và thời gian điều trị.

Nguồn: [Link nguồn]

Vớt loại côn trùng sống vật vờ ngoài sông Hồng, ngư dân kiếm cả triệu đồng mỗi đêm

Loại côn trùng này to bằng con châu chấu, thân mềm, trắng muốt, chỉ sống được vài giờ đồng hồ nhưng lại có thể chế...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN