Phát hiện loài sinh vật lạ có hơn 1.000 chân

Các nhà khoa học đã phát hiện một loài cuốn chiếu lạ, có thể là loài sinh vật nhiều chân nhất trên Trái đất.

Loài cuốn chiếu mới được phát hiện có 1.306 chân, được tìm thấy ở độ sâu 60m dưới lòng đất trong một khu mỏ thuộc khu vực Eastern Goldfields, Tây Australia.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu tìm thấy 8 con cuốn chiếu dạng này trong 3 lỗ khoan ở độ sâu từ 15-60m khi đang thực hiện đánh giá tác động môi trường dưới lòng đất.

Các nhà khoa học đặt tên cho sinh vật mới là Eumillipes persephone, theo tên của nữ thần Hy Lạp.

Một trong số những con cuốn chiếu Eumillipes persephone mới được phát hiện. Ảnh - Guardian

Một trong số những con cuốn chiếu Eumillipes persephone mới được phát hiện. Ảnh - Guardian

Loài cuốn chiếu mới có thân dài gồm 330 đốt, chân ngắn, đầu hình nón. Tiến sĩ Juanita Rodriguez, một chuyên gia nghiên cứu về côn trùng, cho rằng nhiều khả năng sinh vật này tiến hóa số lượng chân lớn như vậy để dễ dàng di chuyển dưới lòng đất. Phần thân chia thành 330 đốt cũng giúp tạo lực đà di chuyển mạnh hơn trong các khu vực đất đá.

Bà Rodriguez cho biết loài cuốn chiếu sống ở độ sâu 60m dưới lòng đất là khá hiếm thấy bởi đa số các loài sinh vật dạng này thường sống gần mặt đất.

Tính đến nay, có hơn 2.000 loài cuốn chiếu đã được phát hiện tại Australia, trong khi bà Rodriguez cho rằng con số thực tế có thể lên tới 4.000. Qua đây có thể thấy Australia là một quốc gia rất đa dạng sinh học.

Loài cuốn chiếu nhiều chân nhất thế giới được tìm thấy trước đó là Illacme plenipes. Sinh vật này được phát hiện tại bang California (Mỹ) và có 750 chân.

Nguồn: [Link nguồn]

Video: Thả camera xuống biển sâu 800m, phát hiện sinh vật kì dị, mắt nhìn xuyên đỉnh đầu

Đoạn video hiếm được chia sẻ gần đây, quay cảnh một sinh vật biển sâu kì dị, có đôi mắt xanh có thể nhìn xuyên qua...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh (Theo Guardian) ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN