Những lời nói dối kinh điển trong lịch sử
Cùng điểm qua những lời nói dối kinh điển nhất trong lịch sử, trong rất nhiều lĩnh vực từ chính trị, khoa học và cả nghệ thuật.
Con ngựa thành Tơ-roa (Trojan)
Với đầu óc thiên tài, Hy Lạp đã làm một con ngựa gỗ khổng lồ rỗng ruột để các chiến binh trốn vào bên trong, rồi nói rằng đây là lễ vật cầu hòa. Người dân Tơ-roa vui vẻ chấp nhận và đem nó vào trong thành trì vững chắc của mình.
Đêm đó, khi người dân đang ngủ yên, những chiến binh Hy Lạp trốn bên trong con ngựa đã xông ra tấn công. Sau đó, họ tàn sát và đánh bại hoàn toàn người Tơ-roa.
Đây đúng là một trong số những mánh khóe thành công và lớn nhất trong lịch sự được biết đến – nếu nó có thật.
Hormer từng dùng đến nó trong cuốn “Sử thi Iliad” và Virgil đã biến hóa nó trong “The Aeneid”. Mọi chứng cứ trong lịch sử đều chứng minh cho lập luận của Homer là đúng, và người ta vẫn luôn bám theo đó mà tìm hiểu thêm.
Bức tranh giả Vermeer của Han van Meegeren
Han van Meegeren là một nghệ sĩ thiên tài, luôn nghĩ rằng mình có thể lừa được mọi chuyên gia để khiến họ phải thừa nhận khả năng của ông.
Đầu thế kỉ 20, khi các chuyên gia đang tranh luận, liệu nghệ sĩ thiên tài Vermeer có từng vẽ những bức tranh miêu tả khung cảnh trong kinh thánh hay không, Van Meegeren đã tận dụng cơ hội và sao chép thành công bức tranh gây tranh cãi “Những môn đồ của Emmaus”.
Ông đã sao chép kĩ càng đến từng chi tiết, từ độ tuổi của bức tranh, những vết nứt và khiến cho những người hâm mộ tin rằng đây chính là bức tranh gốc.
Và điều này đã khiến các chuyên gia công nhận, còn Van Meegeren bán được vô số những bức tranh giả.
Nhưng ông vẫn phạm phải một sai lầm. Khi bán một bức tranh giả cho thành viên đảng Nazi ở Đức và bị buộc tội bán đi “tài sản quốc gia”, chính ông phải chỉ ra đó là bức tranh giả để được tự do.
Van Meegeren chỉ phải chịu án phạt một năm tù, nhưng chỉ sau hai tháng giam cầm, ông qua đời vì lên cơn đau tim.
Kế hoạch Ponzi của Bernie Madoff
Khi Bernie Madoff thừa nhận công ty đầu tư của mình chỉ là “bong bóng”, đây thực chất chỉ là cách nói giảm.
Năm 2008, ông thừa nhận đã lừa các nhà đầu tư khoảng 50 tỷ USD, và đã dùng cách này để lừa đảo trong hơn một thập kỉ.
Kế hoạch này được đặt tên theo tên lừa đảo nổi tiếng đầu thế kỉ 20, Charles Ponzi. Kẻ chủ mưu hứa với những nhà đầu tư với một khoản lợi nhuận lớn, nhưng thay vì đem số tiền đó đi đầu tư, hắn giữ cho riêng mình và trả lãi cho các nhà đầu tư trước đó bằng tiền đầu tư của dự án khác.
Madoff không phải là người nghĩ ra kế hoạch này nhưng lại là người đem nó đến tầm cao mới. Kế hoạch này sẽ nhanh chóng sụp đổ nếu như kẻ chủ mưu không tìm được những nhà đầu tư khác, và Madoff đã thành công hơn khi khiến cho vụ lừa đảo này kéo dài hơn người khác.
Điều gây sốc hơn là Madoff còn là người thành lập NASDAQ, tổ chức các chuyên gia tài chính có uy tín.
Anna Anderson và bí danh Anastasia
Với sự tấn công của Cách mạng Nga, gia đình hoàng tộc không thể tồn tại dưới chính quyền Bolsheviks. Năm 1918, họ đã tàn sát cả gia đình vua Czar Nicholas cùng vợ, con trai, và bốn cô con gái để chắc chắn không có bất kì người thừa kế nào có thể khuấy động dân chúng.
Nhưng sau đó có những tin đồn rằng vẫn có người trong hoàng tộc trốn thoát và vẫn còn sống, khiến cho không ít kẻ muốn giả danh. “Anna Anderson” là một trong những vụ giả danh nổi tiếng nhất.
Năm 1920, Anderson nhập viện sau khi tự tử và thừa nhận mình là công chúa Anastasia, công chúa cuối cùng trong gia đình hoàng tộc. Anderson nhanh chóng gây chú ý vì ngoại hình khá giống và biết nhiều điều về gia đình hoàng gia Nga tại tòa.
Mặc dù có vài người thân và họ hàng biết về Anastasia tin Anderson nhưng hầu hết không tin. Đến năm 1927, một người bạn cùng phòng với Anderson cho biết Anderson tên là Franziska Schanzkowska, và cũng không phải Anastasia.
Điều này không khiến Anderson trở thành người nổi tiếng và cố gắng chiếm số tài sản thừa kế. Anderson thua liên tiếp những vụ kiện trong vài thập kỉ, nhưng câu chuyện kia vẫn bám theo Anderson đến khi qua đời vào năm 1984.
Nhiều năm sau đó, qua xét nghiệm DNA, người ta chứng minh được Anderson chỉ là giả mạo, và đến năm 2009, các chuyên gia xác nhận không có ai thoát được trong vụ thảm sát năm đó.
Titus Oates và âm mưu ám sát vua Charles đệ nhị
Trước khi bịa đặt ra âm mưu trên, Titus Oates đã không ít lần đi lừa đảo và dối trá. Hắn đã bị đuổi khỏi những trường tốt nhất nước Anh và cả lực lượng hải quân. Oates từng nói dối trên tòa và thoát được bị bắt giam, nhưng đó chưa là gì cả.
Được bảo hộ bởi người thuyết giáo đạo tin lành, Oates vào Cambridge học theo lệnh của giáo hội Anh giáo. Sau khi bị ra khỏi Anh giáo vì hành vị không đúng đắn, Oates giao lưu với giáo hội Thiên chúa giáo và giả vờ rằng mình thay đổi.
Sau đó, hắn nhập học vào một trường dòng theo sự kích động của kẻ chống lại Thiên chúa giáo Israel Tonge. Thực tế, hắn nhập học ở hai trường dòng khác nhau và đều bị đuổi. Nhưng nhờ vậy, hắn thu thập được đủ thông tin nội bộ và tiến hành trả thù.
Năm 1687, Oates giả vờ để lộ kế hoạch ám sát vua Charles đệ nhị của các thầy tu, để đưa em trai theo đạo Thiên chúa của ông là James lên ngôi. Điều đó đã khiến phái chống đối Thiên chúa giáo kích động trong 3a năm và thảm sát 35 người.
Sau khi Charles đệ nhị qua đời năm 1685, James lên ngôi và đưa Oates ra vành móng ngựa. Hắn bị kết án và giam cầm, nhưng chỉ bị giam có vài năm. Đến khi Cách mạng năm 1688 càn quét nước Anh, hắn được thả mà không phải chịu trách nhiệm gì cả.
Sự thật có thể mang lại tự do. Nhưng trong nhiều trường hợp, những lời nói dối lại là chìa khóa dẫn đến tiền tài, danh tiếng, sự trả thù hay sức mạnh, và những thứ đó lại quá cám dỗ. Trong lịch sử, điều này thường dẫn đến những ảnh hưởng khó đoán trước. Mời độc giả đón xem tiếp kỳ 2 của bài viết Những lời nói dối kinh điển trong lịch sử vào trưa ngày Thứ Bảy (22/3)! |