Những câu chuyện "điên rồ" nhất về cà phê

Nghiện thụt rửa ruột bằng cà phê, kiện cả chuỗi nhà hàng vì bị bỏng cà phê hay phát minh cà phê phin từ một sự tình cờ "ngớ ngẩn" của một người phụ nữ Đức.

Cốc cà phê chiến thắng của Serena Williams

Tại mùa giải quần vợt Hopman Cup mở rộng tại thành phố Perth, Australia diễn ra hồi đầu tháng 1.2015 giữa hai tay vợt nữ Serena Williams và Flavia Pannetta. Sau khi Serena bị dẫn trước 6 - 0 ở hiệp đấu đầu, cô quyết định dừng trận đấu trong chốc lát và yêu cầu một tách cà phê espresso.

Những câu chuyện "điên rồ" nhất về cà phê - 1

Serena Williams đã có cú lội ngược dòng nhờ tách cà phê espresso.

Sau khi yêu cầu và được trọng tài cho phép, ngôi sao quần vợt đã như bừng tỉnh: "Tôi cũng chỉ yêu cầu một tách espresso và tôi hỏi trọng tài xem có được phép uống hay không bởi tôi chưa bao giờ uống cà phê khi thi đấu. Tôi cần phải tỉnh táo".

Những câu chuyện "điên rồ" nhất về cà phê - 2

Nhân viên mang cà phê (giữa) cho Selena Williams.

Kết quả tại trận đấu trên, Williams đã vươn lên dẫn đầu sau khi đánh bại Flavia Pennetta với tỉ số 0-6, 6-3, 6-0. Cô thậm chí từng nói đùa tách espresso là "tách cà phê thần kỳ".

Phát minh giấy lọc cà phê nhờ cuốn sách của con trai

Trước năm 1908 khi con người mới chỉ biết dùng vải quần áo hoặc thậm chí là vớ (bít tất) để lọc cà phê. 

Những câu chuyện "điên rồ" nhất về cà phê - 3

Sản phẩm giấy lọc cà phê của Melitta Bentz là một sáng chế hết sức tình cờ.

Còn với bà nội chợ  người Đức là cô Melitta Bentz, sau khi đã cảm thấy chán ngấy với vị đắng của cà phê được lọc từ vải quần áo đã thử dùng trang giấy xé ra từ cuốn sách của cậu con trai để lọc cà phê. 

Những câu chuyện "điên rồ" nhất về cà phê - 4

Nhờ Melitta Bentz, thế giới được biết đến thứ giấy lọc cà phê độc đáo.

Bằng cách này, cô Melitta nhanh chóng nhận được bằng sáng chế và trở thành "bà trùm" lọc cà phê. Theo đó, giấy lọc cà phê đã nhận được giải thưởng phát minh sáng tạo tại Hội chợ thương mại Leipzig và đến nay công ty của Melitta Bentz vẫn tồn tại và sản xuất gói giấy lọc cà phê.

Cà phê được phổ biến ở châu Âu nhờ Đức giáo hoàng

Năm 1500, cà phê lần đầu tiên được du nhập vào châu Âu từ Ả Rập thông qua các kênh đào ở thành Venice nước Ý. Trong khi những người theo đạo Thiên Chúa giáo ở châu Âu tỏ ra thích thú với thứ nước uống có chứa caffein dù được chào đón bởi sự nghi ngờ.

Những câu chuyện "điên rồ" nhất về cà phê - 5

Đức giáo hoàng Clement VIII đã góp công phổ biến cà phê tại châu Âu.

Thậm chí có người còn coi đây là "thức uống của quỷ Sa tăng". Các vị linh mục còn kêu gọi Đức giáo hoàng Clement VIII (1536 - 1605) ra luật ngăn cấm thứ nước uống "Hồi giáo".

Tuy nhiên, Đức giáo hoàng thông thái đã cự cãi khi cho rằng, thứ nước uống này hoàn toàn có lợi và sẽ trở thành "tội lỗi" nếu chỉ cho phép "những kẻ ngoại đạo" được phép uống.

Những câu chuyện "điên rồ" nhất về cà phê - 6

Tranh biếm họa Đức giáo hoàng vời cà phê.

Nhờ công của Đức giáo hoàng Clenment mà cà phê được phổ biến khắp châu Âu và trở thành thức uống được ưa chuộng hàng đầu tại đây, được coi như trà của người phương Đông.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Long Hy ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN