Bí quyết đi chân trần trên than hồng nóng

Dẫu vậy, than đá và đặc biệt là lớp tro bao bọc một viên than đá nóng đỏ không truyền nhiệt tốt. Do đó, khi da thịt tiếp xúc với nó, da thịt sẽ làm mát dần lớp bề mặt bên ngoài của than đá nhanh hơn tốc độ của sức nóng dịch chuyển từ dưới bề mặt than đá lên thiêu đốt da thịt, ít nhất ở giai đoạn ban đầu.

Khoảng 6.000 người đã đi chân trần trên một lớp than đá nóng đỏ trong sự kiện “đi trên lửa” do Tony Robbins chủ trì ở San Jose, California, Mỹ hồi tuần trước nhưng chỉ có 21 người phải chữa trị các vết bỏng sau đó. Hãy cùng trang Live Science khám phá bí quyết giúp đa phần những người mạo hiểm này không bị tổn thương gì.

Các chuyên gia cho hay, than đá không phải là vật dẫn nhiệt quá tốt. Nói một cách khác, mặc dù than đá có thể trở nên rất nóng (thường từ 538 - 1093 độ C), nó không thể truyền sức nóng tới các vật liệu khác một cách hiệu quả. Khi da thịt tiếp xúc với vật liệu nóng là chất dẫn nhiệt tốt, ví dụ như kim loại, hậu quả thường là vết bỏng vì kim loại đốt nóng da thịt rất nhanh.

Bí quyết đi chân trần trên than hồng nóng - 1

Dẫu vậy, than đá và đặc biệt là lớp tro bao bọc một viên than đá nóng đỏ không truyền nhiệt tốt. Do đó, khi da thịt tiếp xúc với nó, da thịt sẽ làm mát dần lớp bề mặt bên ngoài của than đá nhanh hơn tốc độ của sức nóng dịch chuyển từ dưới bề mặt than đá lên thiêu đốt da thịt, ít nhất ở giai đoạn ban đầu.

Nguyên lý này cũng sẽ cho phép bạn đưa tay vào một bếp lò nóng đỏ mà không bị bỏng hoặc nhanh chóng chạm tay vào một ổ bánh mỳ đang nướng trong lò (ngay cả khi bạn sẽ bị bỏng khi chạm vào các gờ của bếp lò hoặc giữ tay trên ổ bánh mỳ lâu hơn một vài giây). Bánh mỳ, giống như than đá, cũng không phải là vật truyền nhiệt hiệu quả.
 
Tuy nhiên, vẫn có nhiều hiểm nguy song hành với việc “đi chân trần trên lửa”: Nếu bạn đứng trên một viên than đá nóng đỏ quá lâu, thay vì di chuyển thật nhanh hoặc nếu xuất hiện một lượng dù rất nhỏ của bất kỳ vật liệu nào như kim loại, gỗ hoặc nhựa cây (những vật liệu truyền dẫn nhiệt tốt hơn than đá) lẫn trong lớp than đá nóng đỏ thì bạn có thể bị bỏng. Điều không may tương tự cũng sẽ xảy ra nếu một mảnh than đá nóng dính vào bàn chân bạn trong khi diễn trò mạo hiểm.

Trong sự kiện “đi trên lửa” của Robbins ở San Jose, việc 6.000 người cùng đi chân trần trên hàng chục lớp than đá nung đỏ dài tới 3 mét dường như là thách thức đối với những kẻ ưa mạo hiểm vì nó khiến họ nhiều khả năng bị dồn túm tụm trên lớp than nóng, gia tăng nguy cơ khiến họ bị bỏng.

Hầu hết các nghi lễ hoặc sự kiện “đi trên lửa” truyền thống chỉ diễn ra với hơn 10 – 20 người cùng đi trên 1 lớp than đá nóng đỏ. Ngoài ra, các vết bỏng nhẹ hoặc phồng rộp da chân là hậu quả phổ biến mà những người “đi trên lửa”, kể cả lúc thành công, thường phải hứng chịu.
 
Nhiều người khởi xướng việc đi trên lửa tuyên bố rằng, trò mạo hiểm này sẽ thành công nhờ trạng thái tâm lý hưng phấn hoặc sự bảo vệ của đấng siêu nhiên. Ông Robbins từng viết “mọi người thay đổi chức năng sinh lý của họ bằng cách thay đổi niềm tin”, và một người “đi trên lửa” bị bỏng khi trả lời phỏng vấn tờ San Jose Mercury News đã nói ông bị thương vì “không đạt được đúng trạng thái”.

Tuy nhiên, các nhà vật lý và nhân chủng học từng tham gia nhiều cuộc đi chân trần trên lửa đã lên tiếng phủ nhận việc một trạng thái tâm lý cụ thể nào đó quyết định sự thành công của trò mạo hiểm nếu lớp than đá được chuẩn bị đúng quy tắc và mọi người không đi trên chúng quá lâu.
 
Các nghi lễ hoặc sự kiện đi trên lửa được phát triển một cách độc lập, song song nhau ở Hy Lạp, Fiji, Ấn Độ và những khu vực khác trên thế giới. Thường thì việc đi trên lửa đóng vai trò như một trải nghiệm chuyển biến về mặt tinh thần hoặc như một nghi lễ thu nạp vào một giáo phái nào đó.
 
“Đi trên lửa” đã được Tolly Burkan, một diễn giả truyền cảm hứng và tin vào sức mạnh tự lực nhờ tinh thần, du nhập vào Mỹ trong những năm 1980. Về sau, trò mạo hiểm này được ông Robbins cùng các diễn giả khác, những người tuyên bố phương pháp này giúp con người nhận ra toàn bộ tiềm năng của họ, tiếp thu và truyền dạy khắp nơi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tuấn Anh ([Tên nguồn])
Chuyện lạ có thật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN