Bản thảo kỳ bí nhất thế giới

Sự kiện: Bí ẩn thế giới

Hiếm có những câu truyện nào đủ sức thu hút hơn là những bí mật chưa có lời giải đáp. Mật mã, câu đố hay các tác phẩm nghệ thuật kì bí đang làm chúng ta rối trí bởi vô vàn những câu hỏi: tại sao những thông điệp ấy lại bị mã hóa? Những bí mật khủng khiếp nào đang ẩn giấu đằng sau chúng?

1. Bản thảo Voynich

Được đặt tên theo tên của Wilfrid M. Voynich, một người buôn bán sách cổ đã mua lại nó vào năm 1912, bản thảo Voynich là một cuốn sách gồm 240 trang được viết bằng thứ ngôn ngữ hoặc một loại mật mã mà không ai biết đến. Đó là những trang sách đầy màu sắc về các sơ đồ, các sự kiện kỳ lạ hay những loài thực vật dường như chưa từng được biết đến. Chính điều này đã làm tăng tính tò mò, đồng thời gây khó khăn cho việc giải mã cuốn sách. Thậm chí cũng chưa ai biết tác giả thực sự của nó là ai nhưng việc phân tích các nhân tố hóa học đã chỉ ra rằng, cuốn sách được viết trong khoảng giữa những năm 1404 và 1438. Bản thảo Voynich được gọi là “Bản thảo kỳ bí nhất thế giới.”

Bản thảo kỳ bí nhất thế giới - 1

Tất nhiên là cũng có những giả thuyết xung quanh nguồn gốc và bản chất của cuốn sách. Một vài người tin rằng, nó là một cuốn đại từ điển dược học mô tả những cây thuốc quý xuất hiện từ thời trung cổ và thời cận đại. Rất nhiều những bức vẽ về thảo mộc hay các loài thực vật ở trong cuốn bản thảo khiến người ta nghĩ đến cuốn sách của những nhà giả kim.

Mặt khác, những sơ đồ kỳ lạ trong cuốn sách trông giống như có nguồn gốc thiên văn, kết hợp với những bản vẽ sinh học không xác định thậm chí đã khiến cho nhiều nhà lý luận huyền ảo đưa ra đề xuất rằng cuốn sách này có thể xuất phát từ thế giới bên ngoài trái đất.

Có một điều mà hầu hết các nhà lý luận đều đồng ý là,cuốn sách không giống như một trò lừa bịp rẻ tiền bởi vỉ khối lượng thời gian và tiền bạc có thể đã được dùng để tạo ra nó quả thật không ít.

2. Mật mã của Beale

Mật mã Beale là một bộ gồm ba bản mã được cho là tiết lộ vị trí của một trong những kho báu vĩ đại nhất bị chôn vùi trong lịch sử nước Mỹ (hàng nghìn tấn vàng, bạc và đá quý các loại.) Kho báu này được phát hiện bởi một người đàn ông tên là Thomas Jefferson Beale vào năm 1818 trong khi đang khảo sát ở Colorado.

Trong số ba bản mã này thì chỉ có bản thứ hai là đã được phá giải. Điều thú vị là bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ hóa ra lại chính là chìa khóa để giải mã và tác giả của bản Tuyên ngôn độc lập cũng tên là Beale.

Bản mã được giải đã chỉ ra vị trí chôn giấu kho báu là ở hạt Bedford, bang Virginia, Mỹ  hưng địa chỉ chính xác có vẻ nhữ đã được mã hóa ở một trong hai bản mã còn lại. Cho đến ngày nay, những kẻ săn tìm kho báu đã xới tung cả hạt Bedford lên với hi vọng tìm được kho báu khổng lồ này. Tuy nhiên, chẳng có vẻ gì là họ sẽ tìm thấy một thứ quý báu ở đó.

Hình ảnh 3 bản mật mã của Beale:

Bản thảo kỳ bí nhất thế giới - 2

Bản thảo kỳ bí nhất thế giới - 3

Bản thảo kỳ bí nhất thế giới - 4

3. Chiếc đĩa Phaistos

Bí ẩn về chiếc đĩa Phaistos là một câu truyện mà dường như nó xuất phát từ bộ phim Indiana Jones. Được phát hiện bởi một nhà khảo cổ người Italy tên là Luigi Pernier vào năm 1908 trong cung điện Minoan ở Phaistos, đảo Crete, Hy Lạp. Chiếc đĩa được làm từ đất sét nung và trên đó có khắc những biểu tượng mà rất có thể là một dạng của chữ tượng hình. Người ta cho rằng nó được tạo ra vào khoảng thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên.

Bản thảo kỳ bí nhất thế giới - 5

Một số học giả tin rằng, chữ tượng hình giống như biểu tượng về Linear A và Linear B từng được sử dụng ở Crete thời cổ đại. Chỉ có điều…Linear A cũng nằm ngoài khả năng giải mã. Ngày nay, chiếc đĩa Phaistos vẫn còn là một trong những lời thách đố nổi tiếng nhất của giới khảo cổ.

4. Dòng chữ khắc kỳ lạ ở Shuborough

Nhìn từ xa, Đài tưởng niệm Shepherd ở Staffordshire, nước Anh không khác gì một bức tượng điêu khắc bình thường tái tạo lại bức tranh nổi tiếng “Arcadian Shepherds” của danh họa Nicolas Pounssin. Nhưng nếu nhìn gần hơn, bạn sẽ thấy được một chuỗi những chữ cái bí ẩn: DOUOSVAVVM – một mật mã làm đau đầu các học giả trong suốt 250 năm qua.

Bản thảo kỳ bí nhất thế giới - 6

Bức tranh “Arcadian Shepherds” của danh họa Nicolas Poussin

Mặc dù danh tính của người thợ đã khắc tấm bia này vẫn còn là một điều bí ẩn nhưng nhiều người cho rằng, đó có thể là vết tích của những Hiệp sĩ đền thánh nhằm chỉ ra nơi cất giữ Chén thánh. Rất nhiều bộ óc vĩ đại trên thế giới đã cố gắng tìm cách giải mã nhưng đều thất bại, bao gồm cả Charles Dickens và Charles Darwin.

Bản thảo kỳ bí nhất thế giới - 7

Dòng chữ bí ẩn DOUOSVAVVM

5. Biểu tượng “Wow!”

Bản thảo kỳ bí nhất thế giới - 8

Tín hiệu này kéo dài trong 72 giây, đó là thời gian dài nhất mà máy đo của Ehman có thể đo được. Tín hiệu rất lớn và có vẻ như nó được truyền tới từ một nơi nào đó chưa từng có bàn chân con người đi qua: nằm trong chòm sao Nhân mã, gần một ngôi sao được gọi là Tau Sagittarii, cách Trái đất 120 năm ánh sáng.

Ehman đã viết từ “Wow!” trên bản in đầu tiên của biểu tượng đó, do vậy mà nó được đặt tên là “Biểu tượng ‘Wow!’”.

Sau đó, tất cả những cố gắng nhằm tìm ra địa điểm, nơi xuất phát của tín hiệu đó đều đã thất bại, dẫn tới rất nhiều cuộc tranh cãi và những bí ẩn xung quanh nguồn gốc và ý nghĩa của nó.

Mời độc giả đón xem những bí ẩn tiếp theo vào 0h sáng Chủ nhật ngày 22/6 tại mục Phi thường - kỳ quặc!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hải Yến (Theo MNN) ([Tên nguồn])
Bí ẩn thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN