Bóc trần "cơn bão" phim đồng tính Thái

Sự kiện: Phim Thái Lan

Ngoài dòng phim Ma-Kinh dị khiến fan vừa sợ vừa thích, điện ảnh Thái Lan gần đây còn nổi danh với các nước trong khu vực Đông Nam Á với một thể loại đặc biệt: phim đồng tính.

Những bộ phim này đang khiến các bạn trẻ các nước châu Á mê mẩn, từ Love of Siam 2007, Yes Or No 2010, Hormones 2013 và sắp tới là phim Bromance. Vì sao loại phim này lại được giới trẻ Việt ưa chuộng vậy?

1. Lời đồn Thái Lan là “quốc gia đồng tính”

Xứ sở chùa vàng vốn nổi tiếng trong những lời đồn thổi và những niềm tin vô cớ của giới trẻ Việt Nam như một đất nước cởi mở với những người đồng tính. Thậm chí mọi người coi chuyện ai đó đi phẫu thuật chuyển giới thì đương nhiên phải sang Thái Lan.

Bóc trần "cơn bão" phim đồng tính Thái - 1

Một cảnh show nhẹ nhàng được của những vũ công chuyển giới Thái

Cũng có rất nhiều lời truyền miệng phủ màu huyền bí về những show biểu diễn giới tính đầy “quái dị”, “của lạ”, gây kích thích chỉ có ở Thái Lan. Điều đặc biệt là trong những show này không biết đâu là vũ công nam, vũ công nữ hay vũ công “không rõ giới tính”. Với những người thuộc thế hệ 8X, đi du lịch Thái Lan thì ắt phải một lần nếm cảm giác lạ lẫm ở những “sex show” này.

Chính vì những lời đồn không cần kiểm chứng này mà khán giả sẽ quan tâm hơn đến phim Thái Lan khi các nhà làm phim đầu tư sản xuất vào thể loại đặc biệt này.

2. Đề tài gần gũi giới trẻ châu Á

Khi lựa chọn thể loại đồng tính, có vẻ như các nhà làm phim Thái Lan đã khôn khéo quyết định khoanh vùng đầu tư. Công khai phá phim đồng tính tuổi teen có lẽ thuộc về các nhà làm phim của tác phẩm The Love Of Siam.  

Bóc trần "cơn bão" phim đồng tính Thái - 2

Câu chuyện ẩn ức của đôi bạn trẻ trong sáng ngây thơ

Năm 2007, Love Of Siam xoay quanh hai cậu bé băn khoăn đi tìm giới tính của mình đã được giới phê bình gia đánh giá rất tích cực như một bộ phim hiểu thấu đáo về những rắc rối ở tuổi vị thành niên của những cậu trai trẻ thơ ngây.

Mặc dù rất gây tranh cãi và phân cực về cách nhìn nhận và đánh giá, phim vẫn thu về bộn giải thưởng tại các liên hoan phim, tiêu biểu nhất là tất cả các giải Phim xuất sắc nhất tại Giải Hội điện ảnh Quốc gia Thái Lan, Giải Starpics, Giải Hội đồng Nhà phê bình Bangkok, Giải Kom Chad Luek, Giải Star Entertainment. Đáng chú ý, Love Of Siam đã giành Giải khán giả tại Liên hoan phim Châu Á Osaka 2009.

Bóc trần "cơn bão" phim đồng tính Thái - 3

Cảnh trong phim Love of Siam

Ngoài ra, bộ phim cũng rất thành công về mặt doanh thu. Tính đến năm 2012, phim đã thu về 1.300.000 đô Mỹ, xếp hạng thứ 30 trong danh sách các phim có doanh thu cao nhất năm 2007 tại Thái Lan.

Kể từ sau thành công Love of Siam, những đạo diễn và ekip khác mạnh dạn đầu tư vào dòng phim này hơn và không hề đi đâu xa khỏi đối tượng khán giả là những cô cậu tuổi học trò đang trong tuổi tò mò giới tính.

Bóc trần "cơn bão" phim đồng tính Thái - 4

Phiên bản nữ của Love of Siam

Bộ phim được cho là phiên bản đồng tính nữ của Love of Siam sau đó là Yes Or No, ra mắt năm 2010. Phim kể về Pai, một nữ sinh viên đại học nhưng lại có thái độ tiêu cực đối với những cô nàng tomboys. Và rồi cô phát hiện ra rằng người bạn cùng phòng mới của mình là Kim, là con gái nhưng lại thích ăn mặc như đàn ông và thích phụ nữ.

Bóc trần "cơn bão" phim đồng tính Thái - 5

Cảnh trong phim Yes Or No

Việc mất niềm tin ban đầu đã dần dần thay đổi thành một thứ tình cảm khác khi Kim bắt đầu theo đuổi Pai. Sau một khoảng thời gian, mối quan hệ của cả hai được cải thiện đáng kể. Kim và Pie dần nhận ra tình cảm dành cho nhau. Trải qua nhiều lần đấu tranh tư tưởng cũng như những rào cản từ phía gia đình, cuối cùng họ cũng quyết định cho tình yêu này một cơ hội.

Bóc trần "cơn bão" phim đồng tính Thái - 6

Cảnh trong phim Yes Or No

Sau khi chạm ngõ điện ảnh, các nhà làm phim bắt đầu đưa đề tài đồng tính lên màn ảnh nhỏ. Đó là năm 2013 với bộ phim truyền hình 16 tập Tuổi Nổi Loạn – Hormones. Bộ phim này kể câu chuyện gồm nhiều mảng miếng về đời sống học sinh trung học, trong đó có một phần khiến câu chuyện đa dạng hơn là cặp tình bạn, tình yêu giữa hai nam sinh tên Phu-Thee. Nhờ tác phẩm này, cặp đôi đã trở thành hotboy đồng tính được yêu chuộng trong giới trẻ.

Xem clip phim Hormones

Làm phim cho giới trẻ với những câu chuyện tâm tư tình cảm trong sáng, những cảnh nóng nhất cũng chỉ đến mức hôn nhau nên phim đồng tính Thái rất được ưa chuộng. Bên cạnh đó, các nhà biên kịch cũng luôn xây dựng nhân vật đồng tính trẻ trung có số phận đáng thương và cảnh đời éo le. Trong khi đó, sự trong sáng thơ ngây và chân thật, dũng cảm đối mặt của các nhân vật này sẽ chiếm lòng khán giả.

Bóc trần "cơn bão" phim đồng tính Thái - 7

Cặp đôi Phu-Thee trong phim Hormones

So với các phim nghệ thuật nặng kí, phim đồng tính Thái Lan ăn điểm với giới trẻ hơn bởi có khoảnh khắc rất đời thường và không hề chơi trò “đánh đố” người xem.

Khác với phim Mỹ, các câu chuyện của Thái gần gũi với khán giả châu Á, trong đó có Việt Nam ở khoảng cách địa lý và màu da. Đó là câu chuyện châu Á và quen thuộc, như chuyện xảy ra xung quanh mình.

Bóc trần "cơn bão" phim đồng tính Thái - 8

Bóc trần "cơn bão" phim đồng tính Thái - 9

Hình ảnh Maurio Maurer phổ biến hơn hẳn Charlie Hunnam

3. Diễn viên trẻ  diễn xuất rất "ngọt"

Những câu chuyện éo le và ngang trái đáng thương qua diễn xuất của các hotboy, hotgirl xinh đẹp lại càng làm fan say lòng.

Để hóa thân vào những vai diễn như thế, các diễn viên đã phải rất can đảm. Sau khi trở thành thần tượng nhờ nhân vật đồng tính, họ khó có thể rũ bỏ hình tượng đó trong lòng người hâm mộ. Nam diễn viên Maurio của phim Love Of Siam phải chờ đến phim Tình Người Duyên Ma mới thoát khỏi cái bóng “hotboy đồng tính” được tạo ra từ phim Love Of Siam. Thậm chí, đến giờ, chàng diễn viên điển trai này vẫn còn “dính án” đồng tính.

Bóc trần "cơn bão" phim đồng tính Thái - 10

Bóc trần "cơn bão" phim đồng tính Thái - 11

Mario Maurer quá thành công với vai diễn trong Love of Siam

4. Cảnh quay đẹp và cách làm phim chuyên nghiệp

Để chiều lòng những mọt phim là thế hệ trẻ, teen, các nhà làm phim thường sử dụng những bối cảnh, khung cảnh thơ mộng tuyệt đẹp. Những cảnh quay này khiến cho bộ phim “lãng mạn hơn cả phim Hàn Quốc”.

Phương pháp làm phim chuyên nghiệp thể hiện ở kịch bản chặt chẽ, có nút thắt nút mở, giải quyết vấn đề thỏa đáng. Diễn viên có diễn xuất rất tốt. Thậm chí trong những cảnh khó, “nhạy cảm” – những cảnh bắt buộc phải có – cũng được họ diễn rất đẹp mắt, không gây phản cảm.

Bóc trần "cơn bão" phim đồng tính Thái - 12

Cảnh đẹp như phim Hàn Quốc của Yes or No

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngô Tây ([Tên nguồn])
Phim Thái Lan Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN