Pin bị ảnh hưởng thế nào khi thời tiết nóng hoặc lạnh?

Sự kiện: Công nghệ

Các loại pin phổ biến hiện nay có nhiệt độ hoạt động tốt nhất là từ 15 - 35°C. Vậy khi nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ ảnh hưởng đến pin như thế nào?

Pin lưu trữ và giải phóng điện cho các thiết bị sử dụng chúng. Điều này xảy ra được nhờ vào phản ứng hóa học. Khi được tích điện, chúng lưu trữ năng lượng dưới dạng thế năng hóa học. Khi sử dụng, các phản ứng hóa học sẽ giải phóng năng lượng đó dưới dạng điện, cung cấp năng lượng cho các thiết bị.

Các loại pin phổ biến hiện nay, như pin lithium-ion trong điện thoại, máy tính bảng và nhiều thiết bị điện tử khác, có nhiệt độ hoạt động tốt nhất là 15–35°C. Vậy khi nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ ảnh hưởng đến pin như thế nào?

Mấu chốt của pin là phản ứng hóa học chuyển đổi điện thế thành điện năng. Phản ứng hóa học có thể được tăng tốc bằng cách tăng nhiệt độ và làm chậm lại bằng cách giảm nhiệt độ. Điều đó có nghĩa là phản ứng điện nhanh hơn ở nhiệt độ cao hơn và chậm hơn ở nhiệt độ thấp hơn.

Pin bị ảnh hưởng thế nào khi thời tiết nóng hoặc lạnh? - 1

Ngoài ra, cần tính đến điện trở trong. Ở một số loại pin, điện trở trong thấp nhất ở nhiệt độ phòng từ 18 - 23°C, vì vậy khi nhiệt độ quá nóng, điện trở sẽ tăng. Điện trở trong sẽ tạo ra nhiều nhiệt hơn, điều này có thể làm hỏng pin của bạn.

Mặc dù ở mức nhiệt độ cao hơn, hiệu suất của pin mang lại có thể tốt hơn, nhưng thiết bị sẽ bị giảm tuổi thọ nhanh hơn, chúng hoạt động tốt hơn nhưng có tuổi thọ sử dụng ngắn hơn.

Vậy có nên giữ pin ở nhiệt độ thấp? Khi nhiệt độ càng thấp, phản ứng hóa học trong pin diễn ra càng chậm, dẫn đến dòng điện sinh ra thậm chí còn ít hơn mức tiêu chuẩn. Vì vậy, thời tiết thực sự lạnh có thể khiến bạn không thể sử dụng được pin trong thiết bị, chẳng hạn như trên ô tô.

Khi không sử dụng pin, bạn nên giữ chúng ở nơi khô mát, có mức nhiệt độ hợp lý, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp.

Nguồn: [Link nguồn]

Theo các nhà khoa học, nhiệt độ nóng nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm của không khí.

Theo Phan Hoàng - IFLScience ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN