Chết cười với "thảm họa nối mi" gây xôn xao mạng Việt

Một trường hợp nối mi hỏng đang khiến chị em thích làm đẹp phải cân nhắc trước khi "trùng tu" bộ mi thật.

Chết cười với "thảm họa nối mi" gây xôn xao mạng Việt - 1

Một trường hợp nối mi bị hỏng đang được bàn tán xôn xao trên mạng

Trong vài ngày gần đây, một "thảm họa nối mi" đang gây ồn ào trên nhiều cộng động những người yêu làm đẹp tại Việt Nam. Đôi lông mi cô gái trong loạt hình dài ngoằng, dày cộp, nặng trĩu và tua tủa như rừng rậm. Không chỉ thế bộ mi nối còn đen xì, vón cục và có xu hướng tách rời khỏi mi mắt, làm rụng hết mi thật của khách hàng. Bộ lông mí nối quá dày và nặng còn làm trụi mi gốc, chỉ để lại vài cọng lưa thưa. 

Nhiều người không khỏi tỏ ra bất bình trước sự làm ăn cẩu thả và chất lượng tồi tệ của dịch vụ nối mi mà cô gái sử dụng. Không ít ý kiến nhận xét hình ảnh cả mảng lông mi rơi rụng khỏi mắt trông chẳng khác gì một cảnh cắt ra từ phim kinh dị. 

Chết cười với "thảm họa nối mi" gây xôn xao mạng Việt - 2

Bộ mi giả dày tua tủa như lông nhím

Nối mi là một dịch vụ làm đẹp được nhiều chị em yêu thích bởi không phải ai cũng sở hữu cặp lông mi dày rợp bóng bẩm sinh. Nối mi khiến đôi mắt trở nên đẹp và có chiều sâu hơn. Tuy nhiên bên cạnh một số lợi ích về phương diện thẩm mỹ thì dịch vụ làm đẹp này lại có nhiều mặt trái. 

Để nối mi, người thợ phải dùng keo dán. Nếu người được nối mi để keo dính vào niêm mạc mắt sẽ rất nguy hiểm. Theo tiến sĩ Robert Dorin, đến từ Tập đoàn Y tế True và Dorin, tại thành phố New York cho biết keo nối mi có thể gây ra nhiều trường hợp dị ứng. Nặng thì có thể gây sưng viêm kết mạc, gây cay, nhẹ hơn làm chảy nước mắt, dị ứng ngứa đỏ mắt.

Gắn mi giả cũng có thể gây nhiễm trùng mắt, do bụi, chất dơ bẩn và vi khuẩn bị mắc kẹt trong mi giả. Trường hợp thường xảy ra nhất là nối mi giả rụng mi thật. Lý dó là lông mi nhân tạo đè nặng trên mí mắt, làm đứt gãy rụng lông mi tự nhiên hoặc làm chúng mỏng và yếu đi trông thấy. 

Tiến sĩ Dorin cho biết lông mi nhân tạo được nối có tác dụng làm tăng trọng lượng lông mi. Vì thế nếu nối loại quá dày, nặng và nối thường xuyên có thể gây áp lực lên các nang lông, làm cho lông mi rụng và không mọc lại.

Tại Nhật Bản, nối mi là loại hình rất phổ biến. Tuy nhiên nó cũng kéo theo tình trạng phụ nữ bị bệnh về mắt cũng gia tăng. Hầu hết các trường hợp đến phòng khám mắt bị mắc các bệnh nhiễm trùng gây ra do mi giả và keo nối.

Chết cười với "thảm họa nối mi" gây xôn xao mạng Việt - 3

Chết cười với "thảm họa nối mi" gây xôn xao mạng Việt - 4

Chết cười với "thảm họa nối mi" gây xôn xao mạng Việt - 5

Bộ lông mi còn có xu hướng rời ra khỏi mắt

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hương ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN