Vì sao giáo dục Singapore đang giảm tầm quan trọng của điểm số

Xếp hạng của Singapore trong lĩnh vực dạy toán và các bộ môn khoa học luôn làm những nước phát triển khác phải ghen tị, nhưng trong thời gian gần đây, các giáo viên Singapore đang làm một điều tưởng như không thể xảy ra: giảm bớt tầm quan trọng của những bài kiểm tra.

Vì sao giáo dục Singapore đang giảm tầm quan trọng của điểm số - 1

Liệu giáo dục Singapore có đang giết chết sự sáng tạo?

Những trường công lập của Singapore sẽ có những khóa học không điểm số, một phần mười các trường đại học sẽ xét tuyển theo năng khiếu thay vì các bài kiểm tra, và các dịch vụ xã hội sẽ không còn phân loại nhân viên theo trình độ học vấn.

Singapore sẽ không ngay lập tức bỏ đi tầm quan trọng của giáo dục và kỷ luật, nhưng với sự tập trung mới vào kinh doanh và khởi nghiệp, họ đang muốn chứng tỏ rằng những bài kiểm tra không giúp tạo ra nguyên tố quan trọng nhất trong phát triển kinh tế: đó là những ý tưởng mới.

“Trong một thời gian dài, học sinh sau khi tốt nghiệp đã trở thành những doanh nhân thành đạt bất chấp chế độ giáo dục của Singapore”,  giáo sư Patrice Choong tại trường Ngee Ann cho biết. Tại trường Ngee Ann, tất cả các học sinh đều phải xây dựng một mô hình kinh doanh, hoặc thiết kế một sản phẩm trong thời gian theo học. Những mục tiêu được đề ra thường là kiếm được 100 khách hàng hay nhận được tiền đầu tư, nhưng khóa học này hoàn toàn không đánh giá học sinh theo điểm số. Những gì học sinh nhận được là thời gian và lời khuyên quý báu.

Kể từ khi trở nên độc lập cách đây 51 năm, nền giáo dục của Singapore thường chú tâm vào việc đào tạo nhân lực cho một đất nước phát triển kinh tế dịch vụ. Hướng đi này đã thật sự hiệu quả trong những thập kỷ qua, nhưng đồng thời cũng tồn tại nhiều mặt xấu. Cũng như các nước châu Á khác, xã hội Singapore không thiếu những “ bà mẹ hổ”, những phụ huynh làm mọi cách để thúc em con em mình học giỏi và kiếm được việc làm sau khi ra trường. Theo ý kiến của những chuyên gia, văn hóa này của Singapore đang giết đi sự sáng tạo. Rất nhiều học sinh phải đi học thêm vào buổi chiều và khi chúng hoàn thành hết bài tập về nhà,  đồng hồ cũng báo hiệu nửa đêm. Áp lực học hành quá lớn đã tạo ra một cuộc đua vũ trang của giáo dục và những trung tâm gia sư là được hưởng lợi nhiều nhất.

Phụ huynh có thể phải trả ra tới 700$ cho 4 tiếng học thêm và nhiều gia sư đã trở thành triệu phú nhờ công việc của mình. Một trong những gia sư triệu phú, Phang Yu Hon, đã dạy vật lý cho học sinh cấp 3 trong 20 năm qua, cho biết rất ít học sinh của ông thật sự theo đuổi lĩnh vực này sau khi tốt nghiệp. Các học sinh của ông chỉ có mục tiêu là dành được điểm số cao để theo học những trường đại học Y hay luật.

Những khách hàng không hài lòng nhất lại là những trường doanh nghiệp quốc tế mà lẽ ra Singapore phải cung cấp những học sinh xuất sắc của mình. Một bài nghiên cứu trên hơn 100 doanh nghiệp mới đây cho biết, các chủ doanh nghiệp đánh giá cao năng lực kỹ thuật của lao động Singapore, nhưng lại chê bai khả năng sáng tạo và đổi mới. Một phần ba những doanh nghiệp phàn nàn về sự thiếu tinh thần khởi nghiệp và mạo hiểm của lao động Singapore, so với con số 25% của các nước châu Á khác.

Cindy Khoo, giám đốc của bộ Phát Triển Giáo Dục Singapore cho biết, mặc dù sự chú trọng vào điểm số đã giúp nâng tầm của tiêu chuẩn giáo dục nước này, nó cũng làm mất đi ý nghĩa quan trọng của việc học, đó là khám phá những điều mới mé. Những thay đổi của giáo dục Singapore là một phần trong chính sách của chính phủ nhằm đẩy mạnh phát triển công nghệ và phát minh, với kế hoạch đầu tư 19 tỉ đô cho các trường học.

Một trong những dự án này đang được thực hiện tại trường tiểu học Chongzheng. Các học sinh ở đây được đưa đến trại dưỡng lão và tìm cách để cải thiện cuộc sống người già. Các em đã nhận ra người lớn tuổi hay bị đi lạc và nghĩ ra ý tưởng gậy chống được cài thêm GPS.

Tuy vậy, nhiều người cho rằng rào cản của Singapore trong việc sáng tạo không chỉ đến từ giáo dục mà còn từ văn hóa của một xã hội ngăn cản quyền tự do ngôn luận và thưởng những người tuân thủ theo luật lệ. Những nhà chức trách của Singapore cho rằng tính kỷ luật thép là cần thiết để bảo vệ sự hòa hợp giữa một xã hội tồn tại nhiều chủng tộc khác nhau. Lee Quane, giám đốc tại ban cố vấn HR của ECA International, giải thích rằng đó là lý do tại sao các công ty hay than phiền vì sự thiếu sáng tạo ở Singapore so với Hong Kong. “ Sự khác biệt giữa Singapore và Hong Kong đó là chính phủ luôn ở bên gần bạn. Người dân Singapore đã quên đi tư duy phản biệt”, bà Lee Quane nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khôi Nguyên (Theo Fortune) ([Tên nguồn])
Du học Singapore Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN