5 điều cha mẹ thông minh nên sớm áp dụng để dạy con, trẻ lớn lên sẽ bản lĩnh hơn người

Sự kiện: Dạy con

Muốn con cái có tương lai xán lạn, cha mẹ nên sớm áp dụng 5 cách dạy con này.

Những đứa trẻ có triển vọng trong tương lai hầu hết không phải trẻ ngoan, chỉ biết suốt ngày học hành mà là những đứa trẻ có tính cách quyết đoán, nhiệt tình, ham học hỏi và luôn tràn đầy động lực. Khi gặp thất bại, chúng vẫn nhìn thấy lợi thế của mình. Khi đối mặt với tri thức, chúng luôn có sự tò mò mạnh mẽ và không ngừng học hỏi.

Nếu cha mẹ cũng muốn con cái mình trở thành một người như vậy, họ nên sớm dạy dỗ con 5 điều dưới đây:

1. Không đáp ứng yêu cầu của trẻ một cách vô điều kiện

Một số cha mẹ nghĩ rằng, vì thương con nên mới chiều chuộng và đáp ứng các yêu cầu của con càng nhiều càng tốt.

Cha mẹ có bao giờ để ý tới nhu cầu thực sự đằng sau những yêu cầu của con cái chưa?

Bé nằng nặc đòi mẹ chơi cùng, nó đang muốn có người bầu bạn nói chuyện.

Bé khóc lóc đòi mua đồ chơi mặc dù ở nhà có rất nhiều, nó đang cố thu hút sự chú ý của mẹ.

5 điều cha mẹ thông minh nên sớm áp dụng để dạy con, trẻ lớn lên sẽ bản lĩnh hơn người - 1

Trong các trường hợp nếu cha mẹ không đáp ứng yêu cầu của con thì cũng không cần quá lo lắng. Lúc này, cha mẹ chỉ cần thành thật nói cho trẻ hiểu tại sao mình lại không làm và chấp nhận sự thất vọng của con.

Bất kể trẻ nói hay làm gì, cha mẹ không nên phán xét, không phủ nhận, đơn thuần là chấp nhận cảm xúc của trẻ lúc đó.

Khi một đứa trẻ được cha mẹ thấu hiểu và bao dung, dù vì lý do nào đó mà không đáp ứng yêu cầu của chúng, trẻ sẽ không cảm thấy thiếu thốn và còn làm tăng thêm dũng khí đối mặt với sự thất vọng và khó khăn trong tương lai.

2. Để con cái được làm những gì theo khả năng của chúng

Có một người mẹ không muốn con mình thua ở vạch xuất phát nên cô gửi con trai tới một trung tâm luyện thi nổi tiếng với cường độ học tập cao.

Ngoài ra, cô cũng sắp xếp lịch trình học của con rất dày đặc, ngay cả khi đi dạo cũng phải trả lời câu hỏi.

Sau một thời gian, quả thực điểm số của cậu con trai cải thiện rất nhiều nhưng cậu cũng bị áp lực rất lớn, tay chân hay run rẩy, nói lắp, thường bị cảm.

Bác sĩ cho biết, tốt nhất cha mẹ không nên để con cái rơi vào trạng thái quá căng thẳng, áp lực và mệt mỏi đến như vậy.

Một đứa trẻ hoạt bát, vui vẻ bỗng vì áp lực học hành mà đánh mất đi tuổi thơ của mình.

Mỗi đứa trẻ đều có những quy luật phát triển riêng. Nếu trẻ còn nhỏ mà đã phải chịu áp lực tâm lý học tập quá lớn sẽ dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc. Cha mẹ thông thái không nên làm xáo trộn quá trình phát triển bình thường của trẻ. Trong giai đoạn đầu đời, trẻ cần làm những gì bản thân thích, có như thế chúng mới chủ động học tập và học hỏi sau này.

5 điều cha mẹ thông minh nên sớm áp dụng để dạy con, trẻ lớn lên sẽ bản lĩnh hơn người - 2

3. Trao quyền cho con nhiều hơn, ít can thiệp vào cuộc sống của con

Trong cuộc sống, có nhiều bậc cha mẹ vô tình đẩy con mình về phía sau.

Con trai cô Lý (Trung Quốc) là một học sinh kém. Mỗi ngày, cô Lý đều giám sát thì cậu bé mới hoàn thành xong bài tập về nhà. Để không thua kém bạn bè, cô chủ động nghiên cứu nhiều phương pháp học để tìm ra cách học phù hợp nhất với cho con mình.

Cô Lý kiểm tra việc học của con mình mỗi ngày. Chỉ cần cậu bé chưa nắm vững kiến thức nào là cô sẽ bắt con học cho tới khi nhuần nhuyễn.

Dưới sự giúp đỡ của mẹ, cậu con trai đã bắt kịp tiến độ học tập trên lớp. Tuy nhiên, cậu bé gặp phải một vấn đề, đó là cậu rất tự tin nếu gặp phải những bài tập đã làm trước đó và bối rối nếu gặp phải những bài tập lạ.

Có một lần cậu bé không hiểu bài nên tìm giáo viên hỏi. Thế nhưng, giáo viên không đưa ra câu trả lời mà chỉ gợi ý, yêu cầu cậu bé tự tìm đáp án. Có thể nói rằng, vì cậu bé đã quen với việc được mẹ dạy trước các dạng bài tập trong sách nên khi gặp bài tập mới, cậu không thể giải quyêt được.

Khi đi học về, cậu bé nổi cơn giận và đổ thừa cho mẹ mình: “Là do mẹ không bày con giải bài đó trước nên cô giáo mới nghĩ con học kém”.

Câu chuyện trên chỉ là một ví dụ trong vô số những trường hợp trong cuộc sống. Việc can thiệp quá mức của người mẹ khiến cho cậu con trai mất đi khả năng tự học và không muốn một mình đối mặt trước thất bại và khó khăn.

Khi một đứa trẻ thiết lập niềm tin rằng, “con có thể làm tốt việc này bằng chính nỗ lực và khả năng của mình”, nó có thể rèn luyện tính kiên trì ở trẻ.

4. Con cái có mối quan hệ tốt với cha mẹ

Một trong những điều khó chịu nhất đối với nhiều bậc cha mẹ là con cái hiếm khi tâm sự với mình.

Trên thực tế, điều này bắt nguồn từ những hành động và lời nói của cha mẹ mỗi ngày. Rõ ràng trẻ nhìn thấy cha mẹ không sẵn sàng lắng nghe mình nói, vì thế chúng không muốn chia sẻ bất kỳ điều gì với họ.

5 điều cha mẹ thông minh nên sớm áp dụng để dạy con, trẻ lớn lên sẽ bản lĩnh hơn người - 3

Một phụ huynh cho biết, cậu con trai học lớp 4 tiểu học của cô tính tình thất thường, thường xuyên khiến cô phát điên, làm sai nhưng không bao giờ thừa nhận. Ngay cả khi cô đưa bằng chứng, cậu con trai cũng không thừa nhận.

Có một lần, cô thực sự không nhịn được, suy sụp hét lên: "Mỗi ngày mẹ đều mệt mỏi như vậy, con không thể làm cho mẹ vui một ngày hay sao”.

Về phần đứa trẻ, nó hét lại to hơn: “Mẹ có bao giờ làm con vui vẻ chút nào đâu, sao mẹ cứ bắt con phải làm mọi thứ theo ý mẹ”.

2 bên cãi qua cãi lại, người mẹ càng thêm tức giận và bất lực.

Sau đó, một điều gì đó đã thay đổi mối quan hệ căng thẳng giữa mẹ và con trai.

Một hôm, cậu con trai từ trường gọi điện cho mẹ, nói rằng cậu để quên một tờ giấy quan trọng ở nhà và nhờ mẹ mang đến. Người mẹ tức giận ngay khi nghe điều đó nhưng vẫn lái xe tới trường.

Những tưởng khi đến trường, cô sẽ phê bình con gay gắt, nhưng khi nhìn thấy con háo hức chờ mình, lòng cô chợt dịu đi.

Cô nghĩ rằng, con trai mình chắc chắn đã bị cô giáo phê bình, và nếu mình phê bình con trước mặt các bạn cùng lớp, con sẽ cảm thấy rất khó chịu.

Cô đưa tờ giấy cho con vừa vỗ nhẹ vào lưng bảo: “Đừng lo, mẹ đã mang đến cho con rồi, sẽ không chậm trễ đâu”.

Sau đó, con trai cô bất ngờ nói: “Xin lỗi mẹ, lần sau con sẽ không như vậy nữa”.

Người mẹ bàng hoàng và xúc động, hóa ra sức mạnh của lòng bao dung lại lớn đến vậy. Khi nhìn thấy và thấu hiểu nỗi lòng của con, người mẹ đã để một đứa trẻ chưa bao giờ nhận lỗi lầm của mình chủ động nói lời xin lỗi.

Chúng ta phải tin rằng, trẻ em vốn nhạy cảm, nó có thể đánh giá từ giọng điệu và ánh mắt của cha mẹ xem họ có thực sự nhìn thấy hay phớt lờ chúng hay không.

Mối quan hệ cha mẹ và con cái được cải thiện vào thời điểm này.

5. Cho con theo đuổi cuộc sống hạnh phúc

Nhiều người mẹ than phiền rằng, họ rất quan tâm tới con mình, cố gắng hết sức để cho con ăn học trường xịn nhưng con lại hờ hững.

Cha mẹ chọn cách hy sinh bản thân để yêu thương con cái nhưng trẻ không cảm thấy hạnh phúc. Ngược lại, chúng cảm thấy mẹ đang tạo áp lực lên mình, cuộc sống toàn đau khổ và sự nặng nề.

Điều tồi tệ nhất mà cha mẹ gây ra cho con cái là khiến chúng cảm thấy bản thân không xứng đáng có được một cuộc sống hạnh phúc.

Nguồn: [Link nguồn]

Thường xuyên nghe cha mẹ nói 3 câu này, trẻ ngày càng kém cỏi, làm gì cũng thất bại

Một đứa trẻ tự ti, nhút nhát, làm việc gì cũng sợ rất khó tồn tại trong xã hội ngày nay, nguyên nhân đằng sau là cách dạy con sai lầm của cha mẹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THÙY LINH (Theo Touliao) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN