Thi trắc nghiệm, thí sinh có tránh được áp lực thi cử?

Đại diện Hiệp hội ĐH, CĐ cũng đề xuất Bộ GD-ĐT nên loại bỏ tình trạng thi cử căng thẳng dồn dập, tránh áp lực cho thí sinh.

Thi trắc nghiệm, thí sinh có tránh được áp lực thi cử? - 1

Hiệp hội các trường ĐH, CĐ đề xuất, năm 2017 Bộ GD-ĐT cần công khai kết quả thi. 

Cần công khai kết quả thi

Theo đó, phương án kỳ thi năm 2017, kỳ thi THPT Quốc gia sẽ có 5 bài thi gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).

Theo Dự thảo, năm 2017, kỳ thi THPT quốc gia sẽ theo hình thức thi trắc nghiệm là chủ yếu. Với phương án này, đang nhận được ý kiến trái chiều từ phía công luận.

Chiều 13-9, Hiệp Hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức buổi trao đổi với các cơ quan báo chí về Dự thảo phương án thi năm 2017.

Ông Lê Viết Khuyến, Hiệp Hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho biết, mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng. Chất lượng của kỳ thi bằng câu hỏi trắc nghiệm chủ yếu phụ thuộc và đề thi còn chất lượng của kỳ thi tự luận chủ yếu phụ thuộc vào người chấm bài.

Bên cạnh đó, việc một kỳ thi có quy mô như kỳ thi THPT quốc gia, với số lượng thí sinh tham gia quá lớn, cần chấm bài nhanh, tiết kiệm thời gian, công khai kết quả thi.

Đại diện Hiệp hội các trường ĐH, CĐ cũng đề xuất Bộ GD-ĐT nên loại bỏ tình trạng thi cử căng thẳng dồn dập, tránh thiên lệch nhiều, hạn chế ý kiến chủ quan của người chấm. Nếu làm được như vậy, phương pháp thi trắc nghiệm là lựa chọn tốt nhất trong Kỳ thi THPT Quốc gia.

Tuy vậy, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ cũng lo ngại, trên quy mô hàng triệu thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ không thể tìm đủ người chấm bài có trình độ cao. Do đó, để đảm bảo khách quan phải quy định thang điểm rất chi tiết để chấm bài, thường theo kiểu đếm ý tính điểm, tức là mặc nhiên biến một đề thi tự luận (có thể là hay) thành một đề trắc nghiệm tồi.

Theo ông Khuyến, hình thức thi trắc nghiệm dư luận có thể yên tâm việc đề thi không bị lộ bởi quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm được đảm bảo và năng cao chất lượng thời gian thử nghiệm, phân tích, chỉnh sửa.

Để nâng cao chất lượng câu hỏi trắc nghiệm, ông Khuyến kiến nghị Bộ GD-ĐT cần tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia viết câu hỏi để họ có thể viết nhiều câu hỏi đánh giá các năng lực tư duy cao (suy luận, sáng tạo).

Đề xuất thi nhiều lần

Hiệp hội Đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất, Kỳ thi THPT quốc gia nên tổ chức nhiều lần (trước mắt nên tổ chức mỗi năm 2 lần, tương ứng với các điểm đầu hai học kỳ của các trường ĐH) đề giảm bớt sự tập trung căng thẳng và tạo cơ hội cho nhiều thí sinh.

Bà Nguyễn Thị Phương Nga-Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng- Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên sớm chốt phương án tuyển sinh THPT quốc gia. Bởi sau khi Bộ chốt phương án thi THPT quốc gia yêu cầu các trường phải sớm công khai thông tin tuyển sinh, phương pháp tuyển sinh để thí sinh nắm được, tránh tình trạng công bố quá muộn, gây khó cho thí sinh.

Tuy nhiên bà Nga cũng cho rằng, chỉ tiêu tuyển sinh và tiêu chí tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ cần được Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét chặt chẽ xuất phát từ năng lực đào tạo và sứ mệnh (bậc, hạng) của mỗi trường.

Cũng theo bà Nga, để hạn chế bất cập có thể phát sinh của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2017, Bộ GD-ĐT cần quy trách nhiệm cụ thể cho cá nhân. Nếu xảy ra tiêu cực thi cử, không nên có tình trạng không ai chịu trách nhiệm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN