Thi THPT 2017: Thi trên giấy, chấm trên máy?

Tại buổi họp báo về nhiệm vụ năm học 2016-2017 mới đây, nói về phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH năm 2017.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết hiện Bộ đã lập tổ công tác bao gồm các chuyên gia để rà soát rất kỹ lưỡng phương án thi năm 2016, lắng nghe ý kiến đóng góp từ các địa phương và các trường ĐH, CĐ rồi mới đi đến thống nhất.

Tại thời điểm này, hướng và chủ trương của Bộ GD&ĐT là phương án thi THPT quốc gia năm 2017 tiếp tục thực hiện theo phương án 2016, có điều chỉnh để đạt hiệu quả hơn. Cách thức thi năm 2016 được đánh giá là thành công, được xã hội đồng tình. Tuy nhiên, phương án này cần có những điều chỉnh để tốt hơn, loại bỏ những bất cập.

Người đứng đầu ngành giáo dục chỉ rõ điểm tồn tại và nêu biện pháp điều chỉnh, khắc phục: “Năm ngoái chúng ta tổ chức thi nghiêm túc, đề thi được đánh giá tốt nhưng vẫn có ý kiến cho rằng có tình trạng học tủ, học lệch mà yêu cầu của giáo dục phổ thông là toàn diện. Vì thế, năm 2017 mở rộng áp dụng công nghệ thông tin, sẽ có những bài thi tổng hợp theo phương thức trắc nghiệm khách quan. Năm 2016, với đề thi tự luận, trong quá trình thực hiện, đâu đó vẫn còn tình trạng thí sinh nhìn bài nhau; chấm thi theo ba rem nhưng vẫn còn có nơi chấm lỏng, chấm chặt nên điểm vênh nhau khá lớn. Vì thế, năm 2017, chúng ta hướng tới thi trên giấy, chấm trên máy để khắc phục vấn đề không nghiêm túc trong chấm thi và học lệch”. 

Điều này cho thấy tinh thần trách nhiệm cao, sự chủ động, khẩn trương của Bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường, học sinh có thêm thời gian để thích nghi và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

Nếu kỳ thi năm 2017 mỗi địa phương chỉ còn một cụm thi thì gọn nhẹ, thuận lợi, bình đẳng về nhiều mặt từ học sinh, giáo viên - một yếu tố quan trọng để kỳ thi diễn ra an toàn, đúng quy chế, chấm dứt cảnh nghi ngờ lẫn nhau: Bên tháo khoán, bên nghiêm túc. Với việc xuất hiện những bài tổng hợp các môn khoa học xã hội và nhân văn và các môn khoa học tự nhiên theo phương thức trắc nghiệm khách quan, bước đầu sẽ chấm dứt tình trạng học tủ, học lệch vốn phổ biến trong nhiều học sinh hiện nay.

Tuy nhiên, số lượng các phiên bản đề chưa đủ nhiều, thường từ bốn đến tám phiên bản đề, mà số lượng thí sinh trong mỗi phòng thi quá đông, 38 em, mỗi bàn lên đến ba thí sinh. Để hạn chế được tình trạng học sinh copy bài nhau, Bộ có thể tính tới phương án tăng số lượng phiên bản nhiều hơn. Với chi phí mua sắm và lắp đặt camera không quá đắt đỏ thì việc sử dụng hệ thống camera trong tổ chức coi thi cũng được xem là một giải pháp căn cơ, hữu hiệu góp phần đảm bảo tính nghiêm túc, công bằng cho mọi thí sinh, nhất là các môn thi tự luận như toán, văn.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết hiện Bộ đã lập tổ công tác bao gồm các chuyên gia để rà soát rất kỹ lưỡng phương án thi năm 2016, lắng nghe ý kiến đóng góp từ các địa phương và các trường ĐH, CĐ rồi mới đi đến thống nhất.

Tại thời điểm này, hướng và chủ trương của Bộ GD&ĐT là phương án thi THPT quốc gia năm 2017 tiếp tục thực hiện theo phương án 2016, có điều chỉnh để đạt hiệu quả hơn. Cách thức thi năm 2016 được đánh giá là thành công, được xã hội đồng tình. Tuy nhiên, phương án này cần có những điều chỉnh để tốt hơn, loại bỏ những bất cập.

Người đứng đầu ngành giáo dục chỉ rõ điểm tồn tại và nêu biện pháp điều chỉnh, khắc phục: “Năm ngoái chúng ta tổ chức thi nghiêm túc, đề thi được đánh giá tốt nhưng vẫn có ý kiến cho rằng có tình trạng học tủ, học lệch mà yêu cầu của giáo dục phổ thông là toàn diện. Vì thế, năm 2017 mở rộng áp dụng công nghệ thông tin, sẽ có những bài thi tổng hợp theo phương thức trắc nghiệm khách quan. Năm 2016, với đề thi tự luận, trong quá trình thực hiện, đâu đó vẫn còn tình trạng thí sinh nhìn bài nhau; chấm thi theo ba rem nhưng vẫn còn có nơi chấm lỏng, chấm chặt nên điểm vênh nhau khá lớn. Vì thế, năm 2017, chúng ta hướng tới thi trên giấy, chấm trên máy để khắc phục vấn đề không nghiêm túc trong chấm thi và học lệch”. 

Điều này cho thấy tinh thần trách nhiệm cao, sự chủ động, khẩn trương của Bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường, học sinh có thêm thời gian để thích nghi và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

Nếu kỳ thi năm 2017 mỗi địa phương chỉ còn một cụm thi thì gọn nhẹ, thuận lợi, bình đẳng về nhiều mặt từ học sinh, giáo viên - một yếu tố quan trọng để kỳ thi diễn ra an toàn, đúng quy chế, chấm dứt cảnh nghi ngờ lẫn nhau: Bên tháo khoán, bên nghiêm túc. Với việc xuất hiện những bài tổng hợp các môn khoa học xã hội và nhân văn và các môn khoa học tự nhiên theo phương thức trắc nghiệm khách quan, bước đầu sẽ chấm dứt tình trạng học tủ, học lệch vốn phổ biến trong nhiều học sinh hiện nay.

Tuy nhiên, số lượng các phiên bản đề chưa đủ nhiều, thường từ bốn đến tám phiên bản đề, mà số lượng thí sinh trong mỗi phòng thi quá đông, 38 em, mỗi bàn lên đến ba thí sinh. Để hạn chế được tình trạng học sinh copy bài nhau, Bộ có thể tính tới phương án tăng số lượng phiên bản nhiều hơn. Với chi phí mua sắm và lắp đặt camera không quá đắt đỏ thì việc sử dụng hệ thống camera trong tổ chức coi thi cũng được xem là một giải pháp căn cơ, hữu hiệu góp phần đảm bảo tính nghiêm túc, công bằng cho mọi thí sinh, nhất là các môn thi tự luận như toán, văn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Tấn Ngọc (Pháp Luật TPHCM)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN